Hóa ra 68 vương triều của Trung Quốc trong 2.000 năm bị sụp đổ có liên quan đến một hiện tượng khiến nhiều người bất ngờ

Phan, Theo Pháp Luật & Bạn Đọc 22:21 19/11/2021

Dự án nghiên cứu đánh dấu lần đầu tiên các nhà khoa học chứng tỏ được sự sụp đổ của các triều đại ở Trung Quốc trong 2.000 năm trước có liên quan đến hiện tượng núi lửa phun trào.

Khí hậu liệu có liên quan đến sự diệt vong của một quốc gia hay một nền văn minh nào đó? Đề tài nghiên cứu này ngày càng nhận được sự chú ý và tranh luận của các chuyên gia.

Sở dĩ đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình xác định mối quan hệ giữa khí hậu và quốc gia là vì thời gian biến hóa của hai đối tượng này không hề được ghi chép đầy đủ trong các tư liệu.

Hóa ra 68 vương triều của Trung Quốc trong 2.000 năm bị sụp đổ có liên quan đến một hiện tượng khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 1.

Tạp chí Communications Earth & Environment đã công bố một dự án nghiên cứu với đề tài: Ảnh hưởng của hiện tượng núi lửa có thể là nguyên nhân trực tiếp gây nên sự sụp đổ của các quốc gia cổ đại ở Trung Quốc.

Dự án nghiên cứu này được hoàn thành bởi các chuyên gia đến từ đại học Chiết Giang, đại học Trinity (Dublin, Ireland),… Giáo sư Học viện tài nguyên và môi trường đại học Chiết Giang - ông Cao Siêu Siêu là người chịu trách nhiệm chính và tác giả đầu tiên của dự án.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, sự phun trào núi lửa có thể dẫn đến sự thay đổi khí hậu đột ngột. Những sự thay đổi khí hậu này là một trong những nguyên nhân tác động đến sự diệt vong của các vương triều thống trị từ 2.000 năm về trước.

Hóa ra 68 vương triều của Trung Quốc trong 2.000 năm bị sụp đổ có liên quan đến một hiện tượng khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 2.

Được biết, núi lửa phun trào có thể bơm hàng triệu tấn sulfur dioxide vào tầng trên của bầu khí quyển, tạo thành những đám mây axit sulfuric rộng lớn, phản chiếu ánh sáng mặt trời và hạ nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất.

Theo nghiên cứu, các vụ phun trào lớn dẫn đến thời tiết trở nên giá lạnh và khô hạn gây ảnh hưởng đến mùa trồng trọt nông nghiệp, làm chết gia súc, suy thoái đất đai diễn ra nhanh hơn và cây trồng bị thiệt hại nhiều hơn do sâu bệnh.

Các nhà khoa học cũng phát hiện tác động khí hậu từ những vụ phun trào núi lửa nhỏ hơn cũng có thể khiến các triều đại sụp đổ khi căng thẳng chính trị và kinh tế xã hội vốn đã ở mức cao, trong khi các vụ phun trào núi lửa lớn có thể dẫn đến sụp đổ mà không cần có căng thẳng xã hội đáng kể từ trước. Các yếu tố khác liên quan bao gồm khả năng lãnh đạo kém, tham nhũng hành chính và áp lực dân số.

Ở thời kỳ xã hội tiền công nghiệp, núi lửa phun trào là nguyên nhân chủ yếu làm cho khí hậu thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng đến nền nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra, triều Đường, triều Nguyên và triều Minh kết thúc lần lượt vào năm 907, 1368 và 1644 đều trải qua thời kỳ khô hạn và lạnh giá kéo dài.

Hóa ra 68 vương triều của Trung Quốc trong 2.000 năm bị sụp đổ có liên quan đến một hiện tượng khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 3.

Trong đó, núi lửa phun trào được cho là một loại áp lực khí hậu tiềm ẩn. Thế nhưng loại quan sát này liệu có đủ để kết luận cho nguyên nhân sụp đổ của các triều đại nghìn năm? Núi lửa phun trào và sự thay đổi khí hậu mang tính đột ngột có phải là nguyên nhân chủ chốt hay không?

Vì để xác định mối liên quan giữa núi lửa phun trào vào sự sụp đổ vương triều, các nhà nghiên cứu đã phân tích lượng ion sulfat (SO42-) trong bầu khí quyển bằng cách chiết xuất lõi băng ở Nam Cực và đảo Greenland.

Hóa ra 68 vương triều của Trung Quốc trong 2.000 năm bị sụp đổ có liên quan đến một hiện tượng khiến nhiều người bất ngờ - Ảnh 4.

Sau đó, họ tái tạo lại 156 vụ phun trào núi lửa xảy ra trên khắp thế giới trong khoảng thời gian từ năm 1 - 1915 sau Công Nguyên. Nhóm nghiên cứu liên hệ đến 68 lần sụp đổ của triều đại phong kiến Trung Quốc, từ năm 850 - 1911 (bắt đầu từ thời nhà Đường đến khi nhà Thanh sụp đổ). Trong đó, có đến 62 lần có ít nhất xảy ra 1 trận phun trào núi lửa trên phạm vi toàn cầu.

Các nhà khoa học phát hiện những vụ phun trào núi lửa quy mô toàn cầu có thể tạo ra cú sốc bất ngờ dẫn tới sự sụp đổ xã hội, đặc biệt là vào thời điểm căng thẳng chính trị và kinh tế xã hội thời phong kiến Trung Quốc đã ở mức cao.

Giáo sư Cao Siêu Siêu nhận định: "Nền nông nghiệp chính là yếu tố then chốt để duy trì các triều đại đông dân ở Trung Quốc. Sự thay đổi khí hậu đột ngột và thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động chính trị, kinh tế và nhân khẩu học ở thời đó".

Dự án nghiên cứu đánh dấu lần đầu tiên các nhà khoa học chứng tỏ được sự sụp đổ của các triều đại ở Trung Quốc trong 2.000 năm trước có liên quan đến hiện tượng núi lửa phun trào.

Nguồn: Sina