"Hoa Mộc Lan" dường như đã là hình ảnh người phụ nữ vô cùng quen thuộc ở Trung Quốc. Tại nước Anh xa xôi cũng có một "Hoa Mộc Lan" nữ giả nam như vậy. Bà Margaret Ann Bulkley đã một mình ở trong quân đội 46 năm với cương vị một người quân y vĩ đại, cứu sống cho hàng ngàn sinh mạng. Cho tới tận lúc bà qua đời, khi được người hầu gái làm sạch cơ thể, sự thật đằng sau mới được hé lộ. Thậm chí, vùng bụng của bà còn để lại những vết rạn da của việc sinh nở.
James Berry (tên thật là Margaret Ann Bulkley) là một vị danh y thời kỳ trị vì của nữ hoàng Victoria nước Anh. Cuộc đời bà là một huyền thoại, bà đã từng giữ chức vị y học cao nhất trong quân đội - Tổng giám sát viện quân y. James Berry cũng là người thực hiện ca mổ thai sản đầu tiên tại Phi Châu.
"Hoa Mộc Lan" nước Anh
Nhưng theo ghi chép, bà có tính cách vô cùng quái đản, thô lỗ, từng không ít lần quát mắng Florence Nightingale - người sáng lập ra ngành y tá hiện đại, và cũng thường xuyên xung đột với các đồng nghiệp. Vậy làm thế nào người phụ nữ ấy lại giấu được bí mật "kinh thiên động địa" kia cả đời?
Theo nghiên cứu và khảo sát gần đây, James Berry được sinh ra trong một gia đình bình thường trong khoảng năm 1790. Tên khai sinh của bà là Margaret Ann Bulkley. Tuổi thơ của bà không giống những đứa trẻ khác, cha bị bắt vì nợ nần, từng bị xâm hại tình dục năm 10 tuổi đến mức sinh con.
Bà thậm chí đã từng sinh con
Nhưng Margaret trẻ tuổi không hề bị những bi kịch ấy làm cho suy sụp. Khi bà mới 18 tuổi, bà đã kịch liệt nói với người anh trong lúc gia đình phá sản rằng: "Nếu tôi không phải con gái, tôi sẽ trở thành một người lính". Dù trong xã hội thời bấy giờ, phụ nữ không được phép tham gia vào ngành y cũng như quân sự.
Nhưng với một cá tính mạnh, Margaret không từ bỏ ý định. Cuối cùng, dưới sự giúp đỡ của tướng quân Francisco de Miranda - là người chú cũng là một người bạn- bà giấu đi giới tính thật của mình, và đăng ký vào ngành y trường đại học nổi tiếng Edinburgh năm 1809.
Margaret lấy bí danh là James Berry. Bà khai man tuổi tác để giải thích cho hàng loạt nghi vấn như việc không có râu, dáng dấp nhỏ bé.
Bà đổi tên và tham gia vào quân đội
Năm 22 tuổi, Jame cuối cùng cũng có được học vị và bắt đầu cuộc đời hành y trong quân đội trong 46 năm của mình. Bà từng đến Nam phi , Mauritius, Jamaica và các vùng khác, điều này khiến cho lý lịch của vị bác sĩ này không chỉ phong phú mà còn được ca ngợi rộng rãi.
Điều đáng chú ý là bà luôn nỗ lực kêu gọi tình trạng y tế cho thuộc địa lãnh thổ ngoài nước Anh, thậm chí không ngại phê phán các cơ quan quân đội trong nước không quan tâm tới tình hình sức khỏe các nhà giam nhà tù.
James Berry từng đến các vùng thuộc địa
Về thành tích đạt được, bà không khỏi khiến người khác mở mang tầm mắt khi là bác sĩ chính trong ca mổ thai sản đầu tiên ở Phi Châu. Năm 1826, bà còn viết bản báo cáo chi tiết đầu tiên về bệnh dịch tả ở Malta.
James Berry có dáng dấp nhỏ bé, giọng nói lanh lảnh, ngược lại, tính cách của bà vô vùng nóng nảy, ương ngạnh. Florence đã mô tả Berry là "người khó khăn nhất trong số những người mà bà gặp, bản thân bà đã từng bị Berry khiển trách".
Ngoài việc lên án điều kiện y tế thiếu thốn ở các vùng thuộc địa và sự thờ ơ của các cơ quan quân đội bản địa, bà còn đối dầu với một tên đầu sỏ và bắn gã bị thương vì đã cười cái giọng lanh lảnh của bà.
James Berry (trái) và Lord Charles (phải)
Lúc đó cũng xuất hiện một vài tin đồn rằng bác sĩ Berry và đại tá Lord Charles thường xuyên đi cùng nhau. Nhiều người nghi ngờ họ có mối quan hệ đồng tính.
Mặt khác, James Berry là một người theo chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa ăn chay. Bà không bao giờ đụng vào rượu dù chỉ một giọt. Bà cũng đối xử công bằng với mọi đối tượng cần được chữa trị, bất kể là quan chức cấp cao hay chỉ là một tên trộm, là gia đình danh giá hay là một kĩ nữ, bà đều dốc sức chữa trị.
Năm 1865, bác sĩ Berry xin về nghỉ hưu tại London. Nhưng ngay vào mùa thu năm đó bà đã qua đời vì chứng bệnh kiết lỵ.
Bí mật của bà chỉ được tiết lộ sau khi qua đời
Sau khi bà qua đời, trong lúc người hầu gái tắm rửa cho di hài của bà, đã phát hiện ra bí mật bà giấu bấy lâu nay: Bác sĩ James Berry là một người phụ nữ. Trên bụng bà thậm chí vẫn còn những vết rạn của việc sinh nở hồi nhỏ.
Sau khi bà được an táng, nữ hầu gái đó mới tiết lộ thông tin này ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội lúc đó, chuyện này như một vết nhơ đối với toàn bộ ngành y. Các quan sĩ cao cấp ngay lập tức ngăn chặn tin tức này và phong tỏa toàn bộ ghi chép nghĩa vụ quân sự của James Berry, cho đến 100 năm sau câu chuyện này mới lại được khơi lại.
Mộ của bác sĩ Berry được nằm tại London Kensal Green trong khu bảo tàng lịch sử nước Anh và được liệt vào bằng chứng quan trọng của lịch sử LGBTQ nước Anh.
Mộ của James Berry (hay Margaret Ann Bulkley)
Dù đã từng gặp phải bao điều bất hạnh, James Berry hay chính là Margaret Ann Bulkley vẫn một mình sống sót được giữa xã hội bất bình đẳng trọng nam khinh nữ bấy giờ để viết lên câu chuyện lịch sử cho riêng mình.