Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ "sống xanh" trên mạng xã hội

Vân Trang, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 02/11/2019
Chia sẻ

Lướt một vòng MXH, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn trẻ chăm chỉ share các bài viết về môi trường, có cách nghĩ rất xanh nhưng dăm bữa nửa tháng lại thấy cầm chai nhựa tu vèo vèo, vứt rác bừa bãi. Đúng là nghĩ xanh mà chẳng sống xanh tí nào!

Đảo lại một vòng tin tức thế giới xem chúng ta có tin gì?

Thời tiết ấm nên sông băng khổng lồ trên núi Mont Blanc có nguy cơ sụp đổ, buộc nhà chức trách phải phong tỏa đường và sơ tán lều trại. Nhiều động vật quý hiếm ở rừng Amazon lại tiếp tục tuyệt chủng. Một cánh rừng đâu đó ở châu Âu xa xôi lại cháy, đe dọa đến tính mạng và của cải của biết bao nhiêu người dân vô tội.

Quay lại với đất nước chúng ta, chưa bao giờ người dân Hà Nội lại sống trong sợ hãi về chất lượng nguồn nước và không khí đến như vậy. Hà Nội liên tiếp dẫn đầu thế giới về tình trạng ô nhiễm không khí, đạt mức báo động đỏ khiến việc tiếp xúc ngoài trời quá nhiều có thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Chắc không ít người cũng như cô bạn tôi chỉ đi qua đoạn tắc đường Xuân Thủy (Cầu Giấy) một lúc nhưng về mặt đã đen xì một cái bông tẩy trang.

Tất cả chỉ nói lên một điều, ô nhiễm môi trường đã thật sự len lỏi đến từng miền đất trên thế giới. Thế là thời đại của những bạn trẻ "sống xanh ảo" xuất hiện. Thi nhau lên tiếng vì môi trường, một ngày newfeed không share một post bảo vệ môi trường thì lại cảm thấy thiếu thiếu gì đó. Ngày đầu hứng khởi sắm cho mình cái túi vải, rồi đến nguyên bộ thìa dĩa gỗ, thậm chí "máu" hơn mua hẳn cái làn để xách đi chợ. Ấy vậy mà chỉ dăm bữa nửa tháng vẫn tiện tay vứt rác bừa bãi, thỉnh thoảng khát tu liền chai khoáng nhựa có sao. Và rồi lời nói mạnh miệng năm nào cứ thế "cuốn theo chiều gió" mất hút!

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 1.
Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 2.
Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 3.
Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 4.
Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 5.

Sống xanh thời nay khó hay dễ?

Phải chăng cuộc chiến chống ô nhiễm chỉ xuất hiện ở cuộc sống ảo?

Nghĩ một cách công bằng, sống xanh là lối sống phải bền bỉ rèn luyện theo năm tháng chứ không phải chỉ share vài cái post yêu môi trường là sẽ sống xanh được. Có quá nhiều thứ trong cuộc sống có hình bóng của nhựa, túi nilon và các chất khó phân hủy nên việc thay đổi sang sống xanh phải từ từ và bền vững. Sống xanh không cần những người mạnh miệng hô hào mà cần những người dám thay đổi, dám nghĩ khác và dám đồng hành cùng nó dài lâu.

Người làm, người chịu tác động và người chịu rút ví đi mua đồ sống xanh thì cũng chỉ có người trẻ. Không ít bạn trẻ đã phải kêu trời vì sống xanh tốn kém quá như khi người ta mua cốc nhựa có 30.000 mà để mua cốc inox lại tốn gấp chục lần. Sống không rác thải đòi hỏi một bánh xà phòng hữu cơ rẻ nhất cũng 100.000 đồng, một bộ đồ ăn uống cũng 500 nghìn. Vậy là tính sơ sơ cứ muốn sống xanh là phải chịu đắt gấp 3 – 5 lần, một cuộc đầu tư dường như thấy lỗ mà lãi chắc phải mấy trăm năm sau mới thấy.

Bên cạnh đó khi sống xanh, người trẻ cũng phải học cách "vượt sướng". Thời đại chỗ bán đồ ăn nào dù tân tiến nhất cũng phải dùng túi nilon hay cốc nhựa thì việc sống xanh chắc chỉ có nước tự nấu. Rồi cũng đến nặng lòng khi ra chợ cứ phải tính toán nay mang mấy hộp thì đủ cho đồ tươi sống, luôn thủ sẵn cái túi trong người vì sợ lỡ hôm nào "não cá vàng" quên mang thì còn có mà xài. Đúng là sống xanh mà cứ như làm dâu trăm họ phải lo nghĩ đủ đường!

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 6.

Sống xanh mà cứ như làm dâu trăm họ phải lo nghĩ đủ đường! (Ảnh minh họa)

Những ngày đầu của lối sống không rác thải, ngoài vượt lên "cám dỗ", những người trẻ còn phải vượt qua ánh nhìn dè bỉu của dư luận. Bởi thế giới không vận hành theo tôn chỉ của những người yêu môi trường. Bản thân chúng ta cũng không phải thế hệ sinh ra đã được dạy phải phân hủy rác thế này, phải lo sợ Trái Đất ô nhiễm thế kia. Dường như môi trường là vấn đề gì đó quá xa xôi, chỉ xuất hiện trong bàn trị sự của những nguyên thủ quốc tế. Sống xanh trong mắt người đời dường như chỉ là cuộc chơi của những con người lập dị, cố gắng ép mình vào khuôn khổ không mấy hay ho. Còn những bạn trẻ yêu môi trường chắc lại đú đởn đu trend chứ bền lâu gì!

Đọc tin tức môi trường bị tàn phá cũng đau lòng đấy, nhưng, đã đến khu mình đâu mà phải sợ? Chính tư tưởng "cha chung không ai khóc" nên nhiều bạn trẻ đành tặc lưỡi, không có mình thì vẫn có người khác sống xanh thôi. Không có mình thì nước vẫn cứ bẩn, băng vẫn cứ tan và vấn đề môi trường chắc phải trăm năm nữa mới ảnh hưởng đến chỗ mình. Chỉ một suy nghĩ thoáng chốc hay một cái tạch lưỡi cho qua là biết bao công sức đấu tranh tư tưởng đành đổ xuống sông xuống bể.

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 7.

Chỉ một suy nghĩ thoáng chốc hay một cái tạch lưỡi cho qua là biết bao công sức đấu tranh tư tưởng đành đổ xuống sông xuống bể. (Ảnh: Angry Earth)

Đừng biến sống xanh chỉ là một phong trào!

Đúng là chẳng có tòa án nào cấm bạn vứt rác ra môi trường, chẳng có cơ quan nào bảo vệ hay hứa sẽ tăng thêm lợi ích cho những người dám sẵn sàng sống không rác thải. Tất cả đều đến từ phía chúng ta – những người dám thay đổi để bảo vệ cái chung, tự nhận thức rằng môi trường chẳng phải vấn đề của toàn xã hội. Chúng ta có thể mượn cớ bận bịu công việc, mượn cớ đắt đỏ để trì hoãn việc từ bỏ lối sống dùng rác thải nhựa. Tuy nhiên, trên hành trình sống xanh này, bạn sẽ không cô đơn và sẽ không bao giờ là quá muộn để thử thách bản thân.

Như Hoàng Thảo, cô gái Việt duy nhất xuất hiện trong phóng sự của BBC về những người phụ nữ truyền cảm hứng cho phong trào Zero Waste châu Á, từng chia sẻ: "Đúng hơn là, chúng ta đang bị nghiện sự tiện lợi, kể cả biết sự tiện lợi này sẽ phải trả giá. Cuối cùng thì vấn đề nằm ở chỗ, đối với mọi người cái gì sẽ quan trọng hơn, môi trường, sức khỏe hay là sự tiện lợi nhất thời?

Nếu chúng ta đang làm một việc đúng đắn, người hưởng lợi việc này là chính chúng ta, bạn bè, gia đình và thế hệ tương lai. Hãy nghĩ môi trường như một ngôi nhà chung. Ngôi nhà của chính mình mà mình không biết yêu quý nó thì người khác có phá hoại nó hay không, ta cũng chẳng làm gì được. Vì thế hãy đừng ngại trở thành người bắt đầu, người tiên phong trong nhóm bạn hay gia đình, cộng đồng của bạn. Bất cứ hành động tích cực nào của bạn đều có thể trở thành động lực cho một người khác cố gắng theo".

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 8.

Hoàng Thảo là cô gái Việt duy nhất xuất hiện trong phóng sự của BBC về những người phụ nữ truyền cảm hứng cho phong trào Zero Waste châu Á.

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 9.

Chúng ta không còn đơn độc trên hành trình sống xanh vì có rất nhiều bạn trẻ và người nổi tiếng cũng đã sẵn sàng tham gia cùng.

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 10.

Sống xanh bắt đầu từ những điều đơn giản nhất như chuẩn bị cho mình một cái túi vải hay cốc inox mang theo.

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 11.

Đừng quên rủ đồng bọn để cuộc chiến của bạn không còn đơn độc!

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 12.

Bắt đầu tái sử dụng và sống xanh trong chính căn nhà của mình.

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 13.

Trồng cây hoặc đơn giản tự tạo một "khu vườn" nhỏ của chính mình

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 14.

Hay đơn giản thay đổi thói quen như tắm vòi hoa sen, đừng tắm bồn.

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 15.

Gần đi xe đạp, xa chút đi xe bus, tàu điện còn chỗ làm cách nhà mấy bước chân thì đừng ngại đi bộ cho khỏe.

Hô hào quyết tâm nhưng khi làm lại chẳng thấy đâu: Đừng chỉ sống xanh trên mạng xã hội - Ảnh 16.

Sống xanh thật dễ khi chúng ta biết cách, phải không nào?

Nhận thấy những sân chơi xanh đang dần mất đi, những lấm bẩn vô tư của gia đình thiếu đi hứng khởi vì ô nhiễm không khí và nắng nóng ngột ngạt, OMO Matic đã quyết định thực hiện chiến dịch trồng cây mang trải nghiệm trở lại. OMO Matic đồng hành với các đối tác như Hội đồng Đội Trung Ương và tổ chức phi chính phủ Xanh Hà Nội mang đến chương trình Phủ Xanh Việt Nam trồng mới 30,000 cây xanh và trao tặng 10 sân chơi cho 10 tỉnh thành Việt Nam và trái tim xanh ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày