Hạnh phúc gia đình là một điều tương đối mơ hồ, vì mỗi người sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về hạnh phúc. Nhưng về cơ bản, có lẽ gia đình phải là nơi chúng ta tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, ấy là hạnh phúc rồi.
Tuy nhiên, đôi khi người lớn vì những ích kỷ cá nhân mà nảy sinh mâu thuẫn triền miên, khiến con cái luôn phải sống trong những lời to tiếng. Sự bình yên đánh mất, gia đình không còn hạnh phúc nữa.
Và có lẽ, các bậc phụ huynh sẽ phải suy xét thật cẩn thận, trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hay hành động gì gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Đó là vì khoa học đã kết luận rằng nếu phải sống trong một gia đình thiếu đi sự yêu thương, não bộ của trẻ sẽ khó lòng phát triển bình thường được.
Theo như một nghiên cứu do chuyên gia ĐH Harvard phối hợp cùng Bệnh viện nhi Boston, trẻ em thiếu tình thương của cha mẹ có lượng chất xám trong não ít hơn trẻ đồng trang lứa. Chất xám có chứa tế bào thần kinh, nơi điều khiển cơ bắp, cảm xúc, ký ức và lời nói của chúng ta.
Nghiêm trọng hơn, sự thiếu hụt này khiến cho não bộ không thể phát triển bình thường.
Cụ thể, nhóm chuyên gia đã kiểm tra các bản chụp cộng hưởng từ (MRI) não của một số trẻ mồ côi, trẻ có gia đình bình thường, và trẻ mồ côi được nhận làm con nuôi.
"Các trường hợp não bộ không phát triển bình thường đều thiếu hụt sự chăm sóc từ người lớn, tỉ lệ quan tâm thấp, chăm sóc rất nhỏ giọt" - trích đoạn trong nghiên cứu được công bố trên Kỷ yếu Khoa học của viện hàn lâm quốc gia (Mỹ).
"Câu trả lời đúng nhất ở đây là do môi trường xung quanh đã khiến trẻ không có đủ trải nghiệm cần thiết cho sự phát triển bình thường của não bộ."
Đây cũng là lý do vì sao trẻ em trong các trại mồ côi có IQ trung bình và khả năng ngôn ngữ thấp hơn, lại có nguy cơ hình thành các hội chứng tâm lý như tăng/giảm động. Ngoài ra, trẻ em bị ngược đãi, bạo hành, đói nghèo... cũng có hiệu ứng tương tự.
Đã từng có nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ trẻ bị ngược đãi phát triển không bình thường
Theo tiến sĩ Charles Nelson, một chuyên gia của nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu cho thấy giai đoạn 2 năm đầu đời là nhạy cảm nhất, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ sau này. Kể cả với trẻ mồ côi, nếu độ tuổi được chăm sóc càng thấp, khả năng phát triển bình thường càng cao".
Tuy nhiên, Nelson cũng cho biết tình hình có thể được cải thiện khi trẻ nhận được sự chăm sóc tốt về sau. Não bộ sẽ được đẩy mạnh chất trắng - thứ quyết định khả năng học tập và khả năng vận hành não của chúng ta.
Vậy nên, muốn đem lại những gì tốt đẹp nhất cho con thì hãy đảm bảo rằng gia đình phải là nơi thật hạnh phúc. Hãy là bến bờ cho con quay về, đừng biến cuộc sống của trẻ thành địa ngục.
Ngày gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh mái ấm gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau.
Xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc".
Từ năm 2001, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Phạm Gia Khiêm ký ban hành Quyết định 72/2001/QĐ-TTG chọn ngày 28 tháng 6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam.