Những năm 1990 của thập niên trước, Marvel là một hãng phim không mấy tên tuổi. Họ gặp rất nhiều vấn đề khi không thể đưa trọn vẹn sức mạnh, khả năng các nhân vật siêu anh hùng từ truyện tranh vào phim ảnh. Ở thời điểm đó, kĩ xảo điện ảnh còn là một khái niệm khá mơ hồ, với hiệu ứng điện ảnh vẫn sơ sài, với công nghệ đồ hoạ thô sơ. Chính vì hạn chế của công nghệ, nên Marvel từng đứng trước bờ vực phá sản.
Chỉ đến năm 2008, khi Iron Man phần đầu tiên ra đời, với những tiến bộ về kĩ xảo vượt bậc, kèm theo đó là công nghệ hoá trang xuất sắc, Marvel mới chính thức được hồi sinh và phát triển mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay.
Sau Iron Man, hàng loạt các siêu anh hùng khác được lên sóng như: Hulk, Thor, Captain America, Black Panther... đều đạt được những doanh thu khổng lồ. Marvel trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới, kiếm hàng tỉ USD bằng những đứa con tinh thần họ đã sáng tạo và ấp ủ suốt nửa thập kỷ qua. Để đạt được những thành công như vậy, Marvel phải gửi lời cảm ơn sâu sắc đến công nghệ kỹ xảo điện ảnh.
Muốn bay thì phải có dây và có người hỗ trợ nhé
Nếu so sánh với những cảnh chiến đấu hoành tráng trên phim, các bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn so ảnh những bức ảnh hậu trường được tung ra. Các cảnh phim đều được quay ở một không gian hẹp hơn rất nhiều và sử dụng toàn các phông bạt xanh. Qua bàn tay phù phép của những chuyên viên kỹ xảo, bối cảnh phim mới trở nên hoành tráng và ấn tượng hơn.
Trên phim thì Rocket Raccoon trông hổ báo thế này đây.
Nhưng ở hậu trường thì nhìn quá xá là lạ.
Lúc Thor chiến đấu với Hulk ở hậu trường. Nhìn Hulk lúc này không khác gì con thú nhồi bông bị lỗi!
Cả hai tạo dáng kỉ niệm cùng nhau.
Muốn ngầu thì phải make up!
Thanos trong phim và ngoài đời.
Làm kẻ huỷ diệt cũng không "sung sướng" là mấy.
Loki và Thor đóng phim tình cảm ở hậu trường.
Quả đúng là nhờ sự sáng tạo độc đáo từ các nhân viên kỹ xảo, chính họ đã xây dựng lên một đế chế siêu anh hùng hùng mạnh Marvel.