Cảnh tượng đó chính là những con cua đỏ bắt đầu rời khỏi hang của chúng ở trong rừng trên đảo Giáng Sinh ở Úc để bắt đầu hành trình di cư ra biển Thái Bình Dương.
Xem video về cảnh tượng hàng triệu con cua đỏ ở đảo Giáng Sinh, Australia di cư ra biển:
Đây là cuộc di cư lớn nhất của loài cua này, diễn ra hàng năm vào khoảng tháng 11 và 12.
Hàng triệu con cua đỏ ở đảo Giáng Sinh, Australia bắt đầu hành trình di cư ra biển. Ảnh: Kirsty Faulkner
Nhiếp ảnh gia Kirsty Faulkner là người đã ghi lại cảnh tượng hàng triệu con cua đỏ vượt qua nhiều địa hình như đá sỏi, những con đường lớn và cây cầu trên cao băng qua đường được chính quyền địa phương thiết kế đặc biệt để làm giảm số thương vong của loài này khi di cư để tới nơi sinh sản.
Cảnh tượng di cư ngoạn mục của loài cua đỏ. Ảnh: Kirsty Faulkner
Cô Faulkner đã chuyển từ thành phố Perth đến sống trên đảo Giáng Sinh (Australia) từ năm 2016, cho biết: "Thật là lạ thường, tất cả mọi người đều thấy đây là cảnh tượng vô cùng tuyệt vời".
Nhiều cây cầu và đường hầm đặc biệt được xây dựng để hỗ trợ chuyến di cư ra biển của loài cua đỏ trên đảo Giáng Sinh. Ảnh: Kirsty Faulkner
Cô Faulkner cho biết thêm rằng một số đoạn đường trên đảo bị tạm thời đóng cửa để đảm bảo an toàn cho cua đỏ đi qua. Ngoài ra, giới chức trên đảo cũng đã cho xây dựng các cây cầu và đường hầm đặc biệt dành cho cua đỏ để giảm thiểu con số thương vong của loài vật này trên hành trình di cư.
Người dân trên đảo cũng rất có ý thức bảo vệ và tạo điều kiện cho loài cua đỏ di chuyển ra biển để sinh sản. Nhiều người đã đặt các hàng rào bên đường để giúp cua đỏ có thể thuận lợi và an toàn khi di cư. Cảnh tượng hàng triệu con cua đỏ đổ ra đường di cư trông thật sự ngoạn mục.
Người dân trên đảo cũng rất tạo điều kiện cho hành trình di cư ra biển để sinh sản của cua đỏ. Ảnh: Kirsty Faulkner
Cua đỏ là một sinh vật đặc hữu chỉ có trên đảo Giáng Sinh, Australia và ước tính có khoảng 45 triệu con sống trên hòn đảo này.
Chúng thường di cư ra biển lớn để sinh sản vào khoảng tháng 11 – 12 hàng năm. Loài cua này đang bị đe dọa bởi một số loài khác, ước tính quần thể cua đỏ đã sụt giảm khoảng 10 – 15 triệu con kể từ năm 1990.
Cua đỏ sẽ bắt đầu sinh sản khi ra tới biển. Ảnh: Kirsty Faulkner
Cua đỏ sẽ bắt đầu sinh sản ngay sau khi ra tới biển và những con non sẽ bắt đầu thực hiện hành trình trở về kéo dài khoảng 9 ngày từ biển tới nơi bố mẹ chúng từng sinh sống là khu rừng rộng lớn trên đảo Giáng Sinh.
Trong chuyến hành trình đầu tiên trong cuộc đời, cua đỏ con có thể phải đương đầu đối mặt với nhiều kẻ thù săn mồi như kiến vàng.
Nguồn: Dailymail