Hàng triệu người châu Âu đang van nài Google để được "quên lãng" và lí do mà người Mỹ lại không có đặc quyền đó

KON, Theo Trí Thức Trẻ 08:11 03/03/2018

Google đang ngày càng trở nên bận rộn hơn tại Châu Âu kể từ khi phán quyết từ năm 2014 quyết định rằng người dân châu Âu có thể yêu cầu được xoá tên ra khỏi kết quả tìm kiếm của Google.

Google đã nhận được 655.429 đơn yêu cầu xoá bỏ kết quả tìm kiếm của 2,4 triệu URL, và Google đã phải xoá bỏ hơn nửa số URL đó, theo báo cáo mới nhất từ phía Google.

Hàng triệu người châu Âu đang van nài Google để được quên lãng và lí do mà người Mỹ lại không có đặc quyền đó - Ảnh 1.

Các đơn yêu cầu đã bắt đầu được nộp tới tấp đến Google sau khi toà án tối cao của châu Âu phán quyết chống lại Google trong một vụ kiện. Trong vụ kiện này, một người đàn ông đã yêu cầu Google dỡ bỏ một liên kết dẫn đến bài đăng về cuộc bán đấu giá nhà ở của ông. Toà án sau đó đã ban hành "quyền được quên lãng," mà theo đó, người dân có quyền đòi hỏi công cụ tìm kiếm này gỡ bỏ những kết quả có tên của họ trong đó.

Hàng triệu người châu Âu đang van nài Google để được quên lãng và lí do mà người Mỹ lại không có đặc quyền đó - Ảnh 2.

Để được Google "quên lãng", người dân phải điền một mẫu đơn online. Nhân viên Google sẽ trực tiếp đọc những đơn yêu cầu này, và sẽ trả lời từng đơn qua email. Nếu đơn yêu cầu không được thông qua, vì những lí do như lợi ích cộng đồng hay nếu có tồn tại những giải pháp thay thế, Google sẽ cung cấp một bản giải thích lí do đơn không được phê duyệt. Nếu yêu cầu được thông qua, các kết quả tìm kiếm sẽ bị loại bỏ khỏi trang kết quả của Google châu Âu.

Quyết định của toà án hoàn toàn phù hợp với luật về quyền riêng tự của Liên minh châu Âu. Quyền này tập trung bảo vệ sự riêng tư của từng cá nhân. Nhưng tại Mỹ thì khác. Nếu các công ty hoặc cá nhân tại Mỹ muốn kiện Google ra toà với mong muốn được "lãng quên" sẽ không đạt được kết quả như ở châu Âu. Các luật liên quan đến việc kiểm duyệt thông tin phi tư nhân sẽ khó có khả năng được thông qua tại Mỹ.

Trước đó, các cơ quan quản lý của Liên minh châu Âu cũng đã phạt Google 2,9 tỷ USD vì lí do từ chối không cho "người tiêu dùng một sự lưạ chọn đích thực" khi mua sắm trực tuyến.