Ngày 20/8, Hải quan sân bay quốc tế Kuala Lumpur cho biết 50 sừng tê giác trên nặng khoảng 116kg và đây là số lượng sừng tê giác hải quan Malaysia thu giữ được lớn chưa từng có cả về giá trị và số lượng. Lô hàng sừng tê giác này dự kiến sẽ được chuyển tiếp đến Việt Nam.
Ngoài ra, lực lượng hải quan cũng phát hiện và thu giữ lượng lớn xương động vật - có thể là của loài hổ và báo.
Số sừng tê giác bị thu giữ được bày trong cuộc họp báo gần Sân bay quốc tế Kuala Lumpur ở Sepang, Malaysia ngày 10/4. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Từ năm 1977, hoạt động buôn bán sừng tê giác đã bị cấm trên phạm vi toàn cầu theo Công ước quốc tế cấm buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động săn bắn trái phép loài này vẫn diễn ra phổ biến để lấy sừng đáp ứng nhu cầu của người dân các nước Đông Á, vốn tin rằng sừng tê giác có thể chữa được nhiều bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư.
Trên thị trường, 1kg sừng tê giác có giá hàng chục nghìn USD. Trong khi đó, cao được nấu từ xương của các loài hổ và báo cũng rất được ưa chuộng tại châu Á.
Sân bay Kuala Lumpur luôn tấp nập những chuyến bay của các hãng hàng không giá rẻ tại khu vực Đông Nam Á và là điểm trung chuyển được các các tổ chức tội phạm buôn bán động vật hoang dã lựa chọn.