Gửi tiết kiệm 4 tỷ, 15 năm sau đi rút tiền, người phụ nữ sốc nặng vì tài khoản gần như 0 đồng: Danh tính kẻ cắp gây ngỡ ngàng

Nguyệt , Theo Nhịp sống thị trường 16:01 30/09/2024
Chia sẻ

Người phụ nữ bàng hoàng sau khi biết số tiền tiết kiệm cả đời của mình gần như “không cánh mà bay".

Mất hết số tiền cả đời tích cóp

Cuối năm 2019, dì Khương đến ngân hàng rút toàn bộ tiền gốc 1,2 triệu NDT (4,2 tỷ đồng), đã gửi tiết kiệm trong suốt 15 năm. Đây là số tiền được dì tích cóp cả đời. Dì Khương muốn tặng số tiền này để con trai mua nhà vì anh ta dự định kết hôn.

Tuy nhiên, sau khi cung cấp thông tin, nhân viên thông báo khiến dì chết lặng: Từ khoản tiền gửi 1,2 triệu NDT ban đầu, bây giờ trong tài khoản của dì chỉ còn 170 nghìn NDT (596 triệu đồng). Nhân viên còn nói thêm, dì đang có khoản vay 130 nghìn NDT (456 triệu đồng) sắp đến hạn trả. Lời nói của nhân viên khiến dì Khương vô cùng hoang mang và bất lực.

Không hiểu chuyện gì đang xảy ra, dì Khương đi về nhà, bàn cách giải quyết với chồng và các con. Sau đó, họ đi đến thống nhất là cùng nhau báo vụ việc cho cảnh sát.

Gửi tiết kiệm 4 tỷ, 15 năm sau đi rút tiền, người phụ nữ sốc nặng vì tài khoản gần như 0 đồng: Danh tính kẻ cắp gây ngỡ ngàng- Ảnh 1.

Dì Khương bàng hoàng sau khi biết số tiền tiết kiệm đã gần như "không cánh mà bay

Sau khi nhận được thông tin từ dì Khương, cảnh sát và ngân hàng hợp tác điều tra, nhằm tìm hiểu rõ vụ việc. Họ phát hiện một dấu hiệu bất thường. Đó là toàn bộ hợp đồng giao dịch chuyển khoản tiền từ tài khoản ngân hàng của dì Khương và đơn vay vốn 130.000 nghìn NDT đều có chữ ký của dì. Tuy nhiên, dì khẳng định mình chưa bao giờ cần chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm hoặc mượn tiền để làm thẻ tín dụng, hoặc phục vụ mục đích kinh doanh.

Trong quá trình điều tra, một nhân viên ngân hàng liên tục được mời làm việc, đó là cô Đông. Đây là người vẫn thường xuyên giúp đỡ dì Khương làm thủ tục và giấy tờ ở ngân hàng. Nhìn thấy nhân viên này, dì Khương vui mừng. Nhưng cô Đông lại tỏ vẻ lảng tránh.

Sau hơn 1 tháng điều tra, đội cảnh sát cũng tìm ra lý do khiến số tiền "không cánh mà bay". Cuối cùng, sự thật đã được đưa ra ánh sáng.

Gửi tiết kiệm 4 tỷ, 15 năm sau đi rút tiền, người phụ nữ sốc nặng vì tài khoản gần như 0 đồng: Danh tính kẻ cắp gây ngỡ ngàng- Ảnh 2.

Vén màn sự thật

Trong quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện 1 manh mối quan trọng: Tiền từ tài khoản tiết kiệm của dì Khương đã nhiều lần được chuyển vào tài khoản ở nước ngoài. Tài khoản này khác với tài khoản ngân hàng thông thường nên đã khiến cảnh sát nghi ngờ.

Họ bắt đầu suy đoán liệu rằng trong vụ việc này, có một vụ lừa đảo trên Internet hay một hình thức lừa đảo nào khác hay không. Dì Khương tiếp tục khẳng định chưa giờ tham gia vào những hoạt động như vậy.

Cuối cùng, cảnh sát đã xác định được thủ phạm thật sự. Đó là cô Đông.

Gửi tiết kiệm 4 tỷ, 15 năm sau đi rút tiền, người phụ nữ sốc nặng vì tài khoản gần như 0 đồng: Danh tính kẻ cắp gây ngỡ ngàng- Ảnh 3.

Cô Đông lợi dụng lòng tin của dì Khương để âm thầm chiếm đoạt tài sản

Cụ thể vào năm 2004, dì Khương bắt đầu mang tiền đến ngân hàng để gửi tiết kiệm. Từ đó đến nay, cô Đông làm thân với dì Khương, nên dì vô cùng tin tưởng nhân viên ngân hàng này. Nhờ đó, cô Đông được dì gần như giao toàn quyền quyết định cho mọi thủ tục giao dịch của mình. Vì có được quyền này nên những thủ tục ký xác nhận sau đó đều do cô Đông tự ký thay dì Khương.

Theo điều tra của cơ quan cảnh sát, từ năm 2018, tài khoản của dì Khương có những giao dịch bất thường. Số tiền 1,2 triệu NDT được chuyển từng khoản một vào một tài khoản của một công ty ma. Ở mỗi một lần giao dịch, số tiền ước tính là 100.000 NDT (350 triệu đồng).

Nhận thấy tình tiết của vụ việc có dấu hiệu bất thường từ phía ngân hàng, cảnh sát đã triệu tập cô Đông để hỏi rõ vụ việc. Sau hơn 1 tiếng hỏi thông tin, người phụ nữ này buộc phải khai nhận. Theo đó, cô Đông không chỉ chuyển khoản trái phép từ tiền tài khoản tiết kiệm của dì Khương, mà còn dùng danh tính của dì để vay tiền đánh bạc.

Khi bị cảnh sát bắt giữ, cô Đông đã cố gắng bào chữa cho hành vi của mình. Cô khai chính dì Khương là người tự nguyện ký vào các văn bản cho cô được quyền quản lý các hợp đồng tài chính. Tuy nhiên, lời này không có ý nghĩa. Vì dì Khương đã nói rằng dì không hiểu về quản lý tài chính, nên càng không thể tự nguyện tham gia vào các hoạt động này.

Với sự can thiệp của cơ quan cảnh sát, cô Đông phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã biển thủ. Biết được hoàn cảnh của cô Đông cũng khó khăn nên dì Khương không khởi kiện mà chỉ yêu cầu bồi thường lại số tiền đã lấy.

Theo Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày