Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới "con nhà giàu" nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động

Nguyễn Vân; Design: Bi, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 10/09/2017

Vào mùa thu cách đây một thập kỷ, một bộ phim truyền hình "Gossip Girl" xuất hiện và nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của khán giả lẫn giới truyền thông.

Quy tụ dàn diễn viên vô danh nhưng sở hữu ngoại hình đẹp không tì vết, Gossip Girl đã từng là giấc mơ và biểu tượng về hình ảnh thanh thiếu niên thượng lưu trong lòng nhiều người xem.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày phát sóng, bộ sậu từng làm nên thành công của Gossip Girl năm xưa - gồm các diễn viên, nhà sản xuất - đã cũng nhau chia sẻ những câu chuyện bên lề thú vị chưa từng được tiết lộ.

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 1.

Vào một ngày của năm 2007, The O.C - phim truyền hình dài tập về những thanh thiếu niên sống ở Orange County chính thức kết thúc sau 4 năm phát sóng. Nhưng với hai nhà sản xuất Josh Schwartz và Stephanie Savage, giấc mơ về những cô cậu học sinh với rắc rối tuổi dậy thì vẫn chưa dừng lại.

Khi bộ sách Gossip Girl của tác giả Cecily von Ziegesar được gửi đến bàn làm việc, một ý tưởng mới, một show truyền hình mới đã nhanh chóng hình thành trong suy nghĩ của hai nhà sản xuất trẻ.

Cùng thời điểm đó, CW - một đài truyền hình trẻ vừa mới ra đời cũng đang khao khát tìm cách xây dựng dấu ấn riêng cho mình. Giám đốc Dawn Ostroff nhớ lại: "Bạn phải làm một cái gì đó thật khác biệt, hoặc thứ gì đó khiến cảm xúc của khán giả dâng trào. Với chúng tôi, điều này còn khó khăn hơn gấp bội, bởi khán giả mà chúng tôi hướng đến là những người trẻ. Họ tinh tế hơn nhưng cũng khó chiều hơn rất nhiều."

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 2.

Một câu chuyện về những cậu ấm cô chiêu với cuộc sống "rảnh rỗi sinh nông nổi", một đội ngũ sản xuất biết nắm bắt thời cơ và một đài truyền hình mới. Cả ba đã gặp nhau và củng tạo ra một "cơn bão" hoàn hảo dành cho những khán giả trẻ trong những năm đầu thế kỷ 21.

Mỗi một thế hệ luôn có từ một đến hai chương trình gắn liền với thời đại mình đang sống, bao hàm cả việc dù họ không xem nhưng vẫn nghe và biết về bộ phim cùng trào lưu mà nó tạo ra. Và Gossip Girl là tác phẩm tinh thần của bất kỳ khán giả nào ở tuổi thiếu niên hoặc thanh thiếu niên của những năm 2000.

Phim sẽ kỷ niệm tuổi lên 10 vào tháng 9 năm 2017, trong khi khán giả của nó, giờ đây hẳn đều đã trưởng thành, lập gia đình và thậm chí là đã có con.

Không được đánh giá cao về mặt nội dung nhưng Gossip Girl lại khiến người ta kinh ngạc vì tính chất dự đoán tương lai khá chuẩn xác. Phim xoay quanh một nhóm những cậu ấm cô chiêu trong một trường trung học tư thục giàu có. Chuyện trở nên rắc rối khi có một nhân vật bí ẩn, với biệt danh Gossip girl – Bà Tám luôn tìm cách soi mói, nhận xét về đời tư rối rắm giữa các tiểu thư và thiếu gia học trò trên một website.

Kristen Bell, người lồng tiếng cho Gossip Girl bí ẩn kiêm người dẫn truyện, từng thắc mắc: "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu internet là nơi để ta phán xét người khác? Liệu nó sẽ làm ta trở thành thứ gì đây khi mà ai cũng có thể làm một Nostradamus (tên một nhà tiên tri nổi tiếng)." 

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 3.

Phim gây sốt trong thời điểm trước khi Instagram và Snapchat ra đời, còn Facebook lẫn Twitter chỉ mới manh nha thành hình. Vậy mà giờ đây, chỉ sau 10 năm, ý tưởng về một nhóm người ẩn danh chơi trò "bàn chuyện" về các nhân vật nổi tiếng lại trở thành một phần trong văn hóa của chúng ta.

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 4.

Phim từng bị nhiều trường nội trú ở New York "cấm cửa" vì quá nóng bỏng, thị phi và nổi loạn.

Gossip Girl được phát sóng giữa thời điểm chuyển giao khi mà tivi đã không còn là nơi duy nhất để người ta có thể xem phim (những phương tiện giải trí như laptop và điện thoại thông minh dần xuất hiện). Nhưng nhờ thế, người ta lại càng có điều kiện tìm hiểu và bàn tán về nó hơn.

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 5.

Dù không đạt mức rating cao trên đài CW nhưng sức ảnh hưởng của Gossip Girl trong cuộc sống thật là vô cùng mạnh mẽ. Và công lớn thuộc về những bộ sưu tập trang phục cực kỳ "sang chảnh và thời thượng" trong phim.

Nhà thiết kế Eric Daman giải thích: "Chúng tôi đã nói về cách thức làm phim, một mặt, đây sẽ là câu chuyện tưởng tượng với các nhân vật ảo. Nhưng mặt khác, nó cũng phải trông giống như một quyển tạp chí thời trang".

Khán giả xem Gossip Girl và bắt chước cách ăn mặc của các nhân vật. Họ muốn cắt tóc, đeo trang sức và để nhạc chuông giống như các chàng trai, cô gái trong phim. Theo điều tra, sức ảnh hưởng của phim lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng khán giả ở lứa tuổi 18-34.

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 6.

Hai cô nàng lắm chiêu Blair và Serena, anh chàng cô đơn Dan Humphrey, gã trai đểu Chuck Bass và Nate Archibald đã từng là hình mẫu thời trang và là giấc mơ của biết bao khán giả trẻ. Họ không quan tâm các nhân vật của Gossip Girl sẽ ra sao, họ chỉ muốn xem nhân vật mặc gì và nghe gì vào mỗi tối cuối tuần.

Tờ New York Times năm 2008 từng viết: "Các doanh nhân, nhà thiết kế và tư vấn xu hướng đều nói rằng Gossip Girl… là một trong những tác nhân ảnh hưởng lớn đến nhu cầu mua sắm của nữ giới".

Rất nhiều nhà thiết kế muốn được cộng tác với phim, sẵn lòng tài trợ quần áo cho hai nữ diễn viên chính Blake Lively và Leighton Meeters. Bởi họ biết rằng, những gì hai cô nàng này khoác lên người đều sẽ trở thành "mốt" mới.

Bên cạnh đó, Gossip Girl cũng góp phần định hướng phong cách ăn mặc của nam giới. Khăn tay, mũ quả dưa, đặc biệt là phong cách mặc vest và để hở nút cà vạt trên cổ đem đến vẻ lãng tử, bất cần đầy thu hút.

Zuzanna Szadkowski, người đóng vai hầu gái trong nhà của Blair tiết lộ bí mật: "Nhiều anh chàng ở phố Wall Street thường xem chương trình vì nó giúp họ có thể ghi điểm trong mắt các cô nàng".

Thời trang là "đặc sản" của Gossip Girl.

Không chỉ ở Mỹ, Gossip Girl còn rất được biết đến rộng rãi ở nhiều quốc gia khác. Nhà sản xuất Ostroff nhớ lại, khoảng 7 đến 8 năm trước, có một nhà sản xuất Trung Quốc đã nói với cô ấy rằng, bộ phim bị xem lậu nhiều nhất ở nước tỉ dân này không phải là C.S.I hay Lost. Mà là Gossip Girl.

Có khá nhiều khách mời nổi tiếng cũng từng góp mặt trong Gossip Girl. Từ các ngôi sao của làng thời trang, nhà xuất bản cho tới những nghệ sỹ như Lady Gaga (từng hát cả Bad Romance trong phim) hay đạo diễn David O.Russell cũng chỉ đạo thực hiện vài tập phim. "Họ tham gia vì tiền đó" - Schwartz cười nhớ lại.

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 8.

Giám đốc Ostroff khẳng định Gossip Girl có ý nghĩa với CW cũng nhiều như House of Cards đã đem đến vinh quang cho Netflix. Chúng đều là những phim truyền hình xây dựng nên tiếng vang cho cả một hệ thống ngay buổi đầu sơ khai.


Gossip Girl đôi khi khiến khán giả phải há hốc miệng vì những chi tiết kinh hoàng, chồng chéo giữa các nhân vật. Và ở ngoài đời thật, quan hệ giữa các diễn viên cũng làm dấy lên lắm chuyện xôn xao.

Nổi tiếng nhất chính là chuyện "bằng mặt nhưng không bằng lòng" giữa hai ngôi sao nữ Blake Lively và Leighton Meester. Nhà trang điểm Amy Tagliamonti khẳng định mối hiềm khích này là có thật: "Có rất nhiều ồn ào sau hậu trường. Nhưng đó hoàn toàn không phải do họ [các diễn viên] muốn gây chú ý hay thu hút lượt quan tâm từ mạng ảo đâu. Họ chỉ là họ với cá tính riêng của mình mà thôi".

Trong khi Blake khá hoạt bát năng động thì Leighton thường im lặng và ngồi vẩn vơ đâu đó khi hoàn thành xong mỗi cảnh quay. Dù khác nhau về tính cách, không mấy hài lòng về đồng nghiệp nhưng khi có cảnh quay, cả hai đều cư xử rất chuyên nghiệp.

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 9.

"Blake và Leighton không phải là bạn bè. Họ rất thân thiện nhưng họ không phải kiểu bạn bè như Serena và Blair. Nhưng khi máy quay bật, thì họ sẽ làm như mình rất quý nhau như thật vậy".

Trong vài mùa đầu tiên, Blake Livelyđang hẹn hò với Penn Badgley - nhân vật của họ cũng yêu nhau trong phim nốt. "Điều kinh ngạc là vào tập cuối mùa 2, tôi phát hiện ra họ đã chia tay nhau vài tháng trước rồi. Họ giấu cả đoàn chuyện đó. Nó giống như là phép thử cho thấy họ là những diễn viên giỏi ra sao. Và họ cũng không muốn chuyện riêng ảnh hưởng chuyện chung".

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 10.

Một trong những cặp đôi "phim giả tình thật" của "Gossip Girl"


Gossip Girl đã là bệ phóng cho rất nhiều cái tên vô danh. Dàn diễn viên chính như Blake Lively, Leighton Meester, Taylor Momsen, Chace Crawford… từ vô danh bỗng vụt sáng để trở thành thần tượng của nước Mỹ và thế giới.

"Tôi mở cửa xe và nhìn ra ngoài, có khoảng 40 paparazi đang chờ ở đó. Và mặt tôi ngay lập tức thể hiện, ‘Ok, mình cần vệ sỹ riêng’". Đã từng có tới 200 khán giả nữ chầu chực cả đêm để được chụp ảnh anh chàng Chace Crawford.

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 11.

Nhưng danh tiếng mà Gossip Girl tạo ra không khiến nhiều diễn viên cảm thấy hạnh phúc. Ngay cả Blake Lively, người đang gặt hái nhiều thành công nhất trong dàn diễn viên Gossip Girl năm xưa cũng không mấy vui vẻ khi nhắc tới "bệ phóng" sự nghiệp của mình. Cô từng đề nghị rời show vào năm 2012 khi đang đóng Savagave của đạo diễn Oliver Stone.

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 12.

"Nó thật sự không phải là diễn xuất… mà giống như chúng tôi đang ở trong một bộ máy marketing, một hiện tượng văn hóa. Chúng tôi quay ba tập một lần mà không biết nhân vật của mình sẽ phát triển ra sao, không có kế hoạch hay chương trình cụ thể… Mọi thứ giống như phác họa. Và chúng tôi cơ bản chỉ là đọc mấy tờ ghi chú rồi chế ra thêm mà thôi" -  Blake Lively nói.

Leighton Meester nói rằng cô hoàn toàn không giống với nhân vật Blair trên màn ảnh. Nhưng vẫn phải diễn tròn vai Blair ngay cả khi đã hết cảnh quay: "Tôi mặc cùng loại áo và đi cùng đôi giày, hẹn hò với cùng một người mà nhân vật của tôi đang yêu trong phim… Tôi chẳng cần diễn xuất nhiều, chỉ có việc phô bày ra thôi. Nếu có bị bắt gặp đi đâu cùng đồng nghiệp, khi bị chụp lại, họ không hề biết đây là ảnh thật hay chỉ là sắp đặt trong phim… Bên ngoài, mọi thứ trong rất giống nhau. Nhưng thật ra lại khác hẳn ở bên trong".

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 13.

Tập cuối của Gossip Girl lên sóng vào năm 2012. Nhưng hiện tại, đã có nhiều gợi ý về việc "hồi sinh" lại thương hiệu Bà Tám kiểu Mỹ này. Nhiều diễn viên như Wallace Shawn – cha dượng của Blair thì hào hứng. Nhưng với các ngôi sao chính, có lẽ họ cũng chẳng mấy mặn mà với chuyện trở lại với phim.

Khi được hỏi về việc tái hiện lại nhân vật Blair, Meester ngập ngừng: "Chà, tôi thật sự chưa nghe gì về tin đó… tôi đooán là mình rất hợp vai và được chọn ngay từ đầu. Nhưng rất khó để nói lắm. Cái chính là phải ‘đúng lúc, đúng người’, phải không?."

Gossip Girl: Khi cuộc sống thị phi vương giả của giới con nhà giàu nước Mỹ làm cả thế giới phải rung động - Ảnh 14.

Hai nhà sản xuất Schawartz và Savage thì úp mở về khả năng "mở ra những câu chuyện mới về Gossip Girl". Hãng New Line từng ngụ ý về một bản điện ảnh kiêm phiên bản mới nhưng rồi chuyện chẳng đi tới đâu. Tác giả tiểu thuyết thì cho hay, cô thích có một phiên bản chuyển thể cho quyển sách ăn theo với tựa đề Gossip Girl: Psycho Killer (trong bản này, Serena sẽ trở lại và giết chết lũ học sinh nội trú).

Nhưng Josua Safran, executive producer của phim, thì thực tế hơn: "Khi bắt đầu làm Gossip Girl, nó giống như là khởi đầu cho một cái gì đó. Nhưng bây giờ, khi nhìn lại, thì nó lại thật sự giống như cái kết thì đúng hơn".

"Và chúng ta đều biết mình yêu mến ai rồi nhỉ?

X.O.X.O - Gossip Girl"