Xu hướng meal-prep ngày càng được nhiều người ưa thích, đặc biệt là những chị em bận rộn không có nhiều thời gian đi chợ mà vẫn muốn bữa ăn gia đình đảm bảo được dinh dưỡng.
Meal-prep hiểu đơn giản là quá trình chuẩn bị và sắp xếp trước các bữa ăn/nguyên liệu cho cả tuần hoặc một khoảng thời gian cụ thể, nhằm tiết kiệm thời gian, đảm bảo dinh dưỡng và kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ. Người ta thường dành một ngày cố định trong tuần để nấu nướng và đóng gói thức ăn vào các hộp hoặc túi, sau đó bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông để sử dụng dần trong các ngày tiếp theo.
Đối với nhiều người bận rộn, không có nhiều thời gian đi chợ hoặc chuẩn bị thực phẩm để nấu nướng, phương pháp meal-prep thường được áp dụng. Bên cạnh đó, những người thực hiện các chế độ ăn khi tập gym hoặc kiểm soát calo cũng rất thích phương pháp chuẩn bị này.
Đương nhiên, chuẩn bị đồ ăn theo kiểu này cũng vấp phải nhiều tranh cãi của những người "theo phe" đi chợ theo ngày và không tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh. Dẫu vậy, meal-prep vẫn được nhiều người áp dụng vì trên thực tế chúng mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, miễn là họ học được cách bảo quản thực phẩm hiệu quả.
Tài khoản trangnutrition cũng chia sẻ trên MXH cách cô áp dụng meal-prep. Cô cho biết: "Meal-prep là chìa khoá giúp mình tiết kiệm 50% thời gian nấu nướng mà vẫn duy trì chế độ dinh dưỡng healthy lâu dài".
Nếu như chị Trang (tài khoản trangnution) thực hiện meal-prep cho cả tuần thì bạn có thể thực hiện theo số ngày bản thân mong muốn, không cứ 7 ngày. Bạn có thể lên thực đơn cho 2 - 3 ngày hoặc tranh thủ ngày cuối tuần để chuẩn bị bữa ăn cho cả tuần đều được.
Việc xây dựng menu bữa ăn sẽ giúp ích cho việc tính toán lượng thực phẩm cần mua, điều này cũng giúp chúng ta tránh được sự nhầm lẫn hoặc mua quá tay những loại thực phẩm không dùng đến.
@trangnutrition
Ngay sau khi mua thực phẩm về, việc lập tức tiến hành meal-prep không chỉ giúp bạn quản lý tốt lượng thức ăn mỗi ngày mà còn giúp bạn kiểm soát tốt hơn các thành phần dinh dưỡng và lượng calo nạp vào cơ thể. Dành thời gian để rửa sạch, cắt chia, và nấu chín các loại thực phẩm. Sau đó, phân chia thức ăn thành từng phần ăn riêng biệt và bảo quản chúng trong tủ lạnh hoặc tủ đông.
@trangnutrition
Các loại thịt bò, thịt gà, cá đều được chị Trang sơ chế sạch, bỏ từng hộp riêng và dán nhãn. Điều nà có thể giúp bạn dễ dàng hơn cho mỗi lần nấu ăn. Chưa kể, việc dán nhãn theo loại hoặc theo ngày sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian để thực hiện các lần meal-prep tiếp theo.
@trangnutrition
Không chỉ thịt cá, chị Trang cũng thực hiện việc chuẩn bị với các loại gia vị hay hạt làm sữa. Hành, tỏi băm nhỏ, chia nhỏ và đông đá. Sau đó, bỏ vào các hộp để dùng dần rất tiện.
@trangnutrition
Đối với các loại hoa quả cũng được rửa sạch, để ráo và phân loại ra từng hộp. Đặc biệt với các lọa hoa quả cấp đông để làm sinh tố thì cần rửa sạch hoàn toàn, để ráo nước và để ngăn đá.
@trangnutrition
Đương nhiên, với các loại rau cũng được chuẩn bị như vậy, nhặt sạch và chia đều sang các hộp. Có nhiều loại rau cần để ráo kỹ sau đó mới cho vào hộp để không bị táp lá do dính nước.
Đây cũng là một bước rất quan trọng của phương pháp meal-prep. Bởi mỗi loại thực phẩm sẽ có hạn bảo quản tối đa khác nhau. Chẳng hạn rau và thịt có thời gian bảo quản khác nhau, loại rau củ và rau lá cũng khác nhau. Chính vì thế, việc dán nhãn ngày sử dụng và xếp các loại có hạn ngắn ở ngoài sẽ giúp bạn sử dụng chúng trước, vẫn ngon và đảm bảo được dinh dưỡng của thực phẩm.
@trangnutrition
Áp dụng phương pháp meal-prep như đã hướng dẫn, bữa ăn của bạn giờ đây trở nên vô cùng thuận tiện và nhanh chóng. Chỉ cần lấy phần ăn đã nấu sẵn trong tủ lạnh ra và làm nóng lại, trong khi những nguyên liệu đã được chuẩn bị trước đó đơn giản chỉ cần được nấu chín mà thôi. Meal-prep không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian đáng kể trong việc chuẩn bị và nấu nướng mỗi ngày mà còn hỗ trợ bạn kiểm soát lượng thức ăn, tránh việc nấu quá mức cần thiết, giúp duy trì sự đa dạng trong khẩu phần ăn và phung phí thực phẩm.