Cô bé Lọ Lem - hay Cinderella - chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu chuyện cổ tích này, với từng chi tiết nhỏ của nó.
Một trong những phân đoạn có sức hút đặc biệt hơn cả có lẽ là lúc Lọ Lem đánh rơi chiếc giày thủy tinh trên bậc thềm của cung điện, khi nàng chạy về nhà trước 12 giờ đêm. Chính chiếc giày đã dẫn dắt hoàng tử tìm được người mình yêu và đưa họ đến với nhau.
Quá ấn tượng bởi hình ảnh này, hai cô gái Chrissy và Selorm đã quyết định làm một thí nghiệm để thử nghiệm tính khả thi của nó. Liệu thực sự chúng ta có thể chạy trên một chiếc giày thủy tinh một cách dễ dàng như Lọ Lem đã làm hay không?
Trước tiên, ta phải phân tích khả năng thành công của thí nghiệm bằng tính toán vật lí trước. Đôi giày của Lọ Lem - cũng như bất kì một loại guốc cao gót nào khác có cấu tạo tương tự, đều phải chịu một lực ép xuống.
Giả sử Lọ Lem nặng khoảng 50kg, trọng lực của cô sẽ là:
Chân một cô gái tuổi xuân thì dài khoảng 18cm, bề ngang xấp xỉ 8cm. Diện tích phần giày Lọ Lem đặt chân vào là 160cm2 = 0,016 m2
Khi đặt chân vào giày, lực này sẽ tác dụng đều lên diện tích bề mặt của chiếc giày theo phương thẳng đứng. Như vậy, áp lực đôi giày phải chịu được tính như sau:
Theo thang chịu lực, hầu như mọi loại thủy tinh đều chịu được khoảng 50.000 Pa. Nên về lí thuyết mà nói, một người với vóc dáng nhỏ nhắn như Lọ Lem hoàn toàn có thể đi lại bằng một đôi giày kiểu như vậy.
Tuy nhiên, điều kiện cần là phải di chuyển sao cho trọng lượng của người trải tương đối đồng đều trên toàn bộ thân giày. Còn khi chạy hoặc nhảy múa, không ai có thể đảm bảo thực hiện được quy tắc trên cả.
Rất có thể phần gót yếu nhất sẽ gẫy trước và kéo theo toàn bộ chiếc này bị vỡ theo. Hơn nữa, giày thủy tinh rất khó chế tác để ôm chặt chân, bề mặt vật liệu nhẵn, không có lót giày vải,… nên giả dụ có không bị vỡ thì nó cũng rất dễ tuột.
Nói tóm lại, vật lí đã không đồng ý với chuyện cổ tích ở điểm này. Tuy nhiên, muốn biết thực tế có như vật không thì cứ phải kiểm chứng xem sao.
Để làm được thí nghiệm này, Chrissy và Selorm đã đặt làm một đôi giày y hệt như trong truyện từ một xưởng thổi thủy tinh. Họ cũng tìm được một người đi vừa giày tình nguyện tham gia phép thử. Để đảm bảo an toàn, người đi giày đã mang một đôi tất bảo hộ và một chiếc đệm cũng được đặt ở phía dưới cầu thang để phòng trường hợp trượt ngã.
Thí nghiệm diễn ra "tạm coi" là thành công vì sau 3 lần chạy, chiếc giày không bị vỡ. Tuy nhiên, cả 3 lần, người thử nghiệm đều mất thăng bằng và ngã tận 2 lần.
Và điều cần lưu ý ở đây là cô nàng làm thử nghiệm cũng là một người có kinh nghiệm đi giày cao gót lâu năm. Trong khi như chúng ta đã biết, nàng Lọ Lem cả đời lấm lem như cái tên của nàng, và chỉ được tiếp xúc với chiếc giày khi vũ hội diễn ra.
Thế nên logic mà nói, việc Lọ Lem có thể chạy như bay trên giày thủy tinh mà không gặp vấn đề gì thực sự quá vô lý. Nhưng sau cùng thì những câu chuyện vốn có được màu sắc và sức hút riêng cũng chính là nhờ những chi tiết hư cấu này phải không nào?
Mặc dù hơi thất vọng một chút vì đôi giày đã không hoạt động được một cách lí tưởng, ít nhất chúng ta cũng đã biết thêm một góc nhìn mới về câu chuyện kinh điển này - góc nhìn của khoa học. Rất thú vị phải không?