Giới phê bình nghĩ gì về những con quái vật của điện ảnh?

Ngọc King, Theo Trí Thức Trẻ 23:40 24/06/2017

Hai nhà phê bình của tờ The New York Times đã chia sẻ quan điểm về hình ảnh quái vật trong lịch sử điện ảnh cũng như trong các phim đương đại.

Mùa hè đã đến kéo theo mùa phim bom tấn gõ cửa các phòng vé với đủ thể loại quái vật từ to vừa vừa đến to khủng khiếp, từ tạo hình xấu trung bình đến xấu nhức cả đầu. Con khủng long họ hàng với Godzilla trong phim độc lập Colossal còn chưa kịp ngủ yên, quái vật vũ trụ ói ra cầu vồng của Guardians of the Galaxy Vol. 2 đã làm loạn.

Gần đây nhất chúng ta đang có trận chiến giữa người – người máy – quái vật trong Alien: Covenant cùng đống voi chiến to như tòa nhà đến từ King Arthur: Legend of the Sword. Xa hơn, màn ảnh sẽ chứng kiến sự trỗi dậy của quái vật xác ướp trong The Mummy, hay phần tiếp theo của Planet of the Apes. Vậy giới mộ điệu nghĩ gì về chúng?

Manohla Dargis (nhà phê bình của The New York Times):

Tom Cruise trông khá buồn tẻ trong trailer của The Mummy – bộ phim đầu tiên Universal gia nhập thế giới quái vật trên màn ảnh (không nói tới Vũ trụ điện ảnh quái vật MonsterVerse của Warner Bros. and Legendary). Cruise có vẻ như cũng không cố gắng cường điệu hóa gây cười, chắc vì kinh phí phim cao quá không đùa được.

Giới phê bình nghĩ gì về những con quái vật của điện ảnh? - Ảnh 1.

Thành công của The Mummy sẽ mở đường cho sự tái sinh của hàng loạt các quái vật trong lịch sử của Universal: bao gồm Invisible Man, the Wolf Man hay Frankenstein. Studio thậm chí còn có kế hoạch kết hợp các thương hiệu này lại với nhau.

Năm nay, trận chiến của các quái vật được mở màn bằng đại chiến trong Kong: Skull Island. Có đủ thứ lý do để chúng ta yêu thích các con quái vật trên màn ảnh: chúng là tấm gương ánh xạ trí tưởng và sự sợ hãi của con người. Nhưng lí do quan trọng giải thích tại sao các quái vật được "thả rông" ngày nay nhiều tới thế là do các studio lớn bên cạnh Disney đang tìm cách lôi kéo khán giả. Sự áp đảo của Disney ngày nay không chỉ bởi họ sở hữu Pixar mà còn là cả loạt Star Wars và Marvel – những thương hiệu đủ sức sáng tạo không biên giới.

Anthony Oliver Scott (nhà phê bình của The New York Times):

Trước siêu anh hùng, quái vật đã thống trị trên màn ảnh. Những King Kong, Wolf Man, Frankenstein đã đặt nền móng cho tiếng tăm của những studio suốt từ thập niên 30, 40 thế kỉ trước tới nay. Thế giới kì lạ đó chào đón Gozilla - con quái của Nhật Bản được "nhập khẩu" vào văn hóa Mỹ sau Thế chiến II. Và rồi ba thập kỷ sau là những Alien bước ra từ các bức họa ám ảnh của H.R. Giger.

Giới phê bình nghĩ gì về những con quái vật của điện ảnh? - Ảnh 2.

Những tạo vật này, bất kể bao nhiêu lần chúng chết đi thì vẫn có cách để hồi sinh trên màn ảnh. Không lệ thuộc vào bất kỳ ngôi sao nào, dòng phim quái vật còn luôn bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của kỹ xảo. Kết quả là chúng ngày một to hơn, đáng sợ hơn, trông thật hơn.

Các nhà làm phim đồng thời cũng tìm ra những phương thức ẩn dụ mới để đưa vào hình ảnh của các giống loài khác mình. Ma cà rồng và xác sống là hiện thân của sự mặc cảm và lo lắng về tương lai. Các quái vật to lớn phá nhà phá cửa thì đại diện cho cơn thịnh nộ của nhân loại. Ngày nay, chúng ta vừa sợ hãi nhưng cũng bị quyến rũ bởi ham muốn được thấy càng nhiều công trình bị đập phá tan nát, người xe bị cuốn phăng…biến ta thành những khán giả "không não".

Dargis:

Loài người yêu thích những ẩn dụ tự thân, luôn luôn mọi thứ quy lại là về chúng ta. Hầu hết các con quái vật của Universal, khởi đầu bằng Dracula năm 1931 cho tới The Wolf Man 10 năm sau đó đều ít nhiều bóng gió về một nhân vật có thật nào đó.

Giới phê bình nghĩ gì về những con quái vật của điện ảnh? - Ảnh 3.

Còn có những con quái, như King Kong trong phần mới hoặc Jaws những năm 70 thì đại diện cho tư tưởng của người Mỹ bị ám ảnh bởi câu chuyện "Nature bites back" (Thiên nhiên nổi giận). Trong khi đó, Colossal và Get Out là hai cái vỏ hài hước để đậy lên thông điệp ám ảnh mà có thể được đúc kết bằng câu nói nổi tiếng của con thú Pogo: "Chúng ta đã gặp kẻ thù, và kẻ thù đó là chính chúng ta".

Giới phê bình nghĩ gì về những con quái vật của điện ảnh? - Ảnh 4.

Scott:

Các tác phẩm về quái vật luôn tràn ngập tham vọng của cả khán giả lẫn người làm phim. Chúng ta muốn nhìn thấy sự hung bạo, muốn tận mắt chứng kiến mọi thứ bị phá hủy, nhưng cũng đồng thời muốn thấy các con quái bị thuần hóa hoặc tiêu diệt. để làm cho Gloria trông như một nữ anh hùng còn Oscar đóng vai ác, người ta làm cho anh ta trở nên thú vị hơn, còn con quái vật của Hathaway thì có trách nhiệm hơn trong việc là chặn đứng tội ác.

Giới phê bình nghĩ gì về những con quái vật của điện ảnh? - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, có một thứ "quái vật" nữa tinh vi hơn ẩn sau chế độ cai trị hà khắc và trách nhiệm của con người. Series mới của Hulu – The Handmaid’s Tale và Get Out đã mô tả chính xác con quỷ vô hình đằng sau những người da trắng thân thiện, phóng khoáng.

Giới phê bình nghĩ gì về những con quái vật của điện ảnh? - Ảnh 6.

Như một thứ ung nhọt mọc lên từ vấn nạn kỳ thị chủng tộc trong lòng nước Mỹ, chúng chỉ đợi một cái chạm để tạo nên một bể máu. Không hề bóng gió, các đạo diễn nhắn nhủ vào tai người xem, rằng quái vật là chúng ta chứ đâu.