Giáo sư ĐH top đầu châu Á: Muốn trẻ trở nên ưu tú, cha mẹ ghi nhớ 3 KHÔNG NÊN, phải làm TỐT 1 việc

Minh Nguyệt, Theo Phụ Nữ Số 07:40 28/08/2023
Chia sẻ

Đằng sau một đứa trẻ ưu tú, phẩm chất tốt, không thể thiếu sự giáo dục đúng đắn của gia đình.

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con, đồng thời cũng là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến cuộc đời của con cái. Những đứa trẻ sau khi trưởng thành, lớn lên vẫn sẽ còn mang bóng dáng của thói quen thuở nhỏ về cách ứng xử. Theo chia sẻ từ một vị giáo sư của Đại học Thanh Hoa, để trẻ lớn lên có triển vọng, các bậc cha mẹ phải chú ý bồi dưỡng nhân cách và năng lực cho con, ghi nhớ "3 điều không nên" và đồng thời làm tốt một việc.

3 không nên:

1. Chỉ giỏi nói mà không làm được

Theo quan điểm của nhà triết học nổi tiếng Wang Yangming, trạng thái đỉnh cao của cuộc sống không phải là hiểu biết lý thuyết, mà là khả năng kết hợp lý thuyết với thực tế, đạt đến trạng thái "tri hành hợp nhất", nghĩa là hiểu biết và thực hành phải đi đôi với nhau.

Nhiều người, khi nói ra những ý tưởng, mục tiêu thì rất rõ ràng, khí thế, tin chắc mình làm được nhưng khi bắt tay vào làm thì chẳng mấy chốc lại bỏ cuộc. Đối với một số trẻ em, sau khi đạt được thành tích không tốt, họ thường xác định mục tiêu để cải thiện thành tích. Nhưng khi ngồi vào bàn học, sau "ba phút nhiệt huyết", họ lại trở nên chán nản, lười biếng và không muốn làm nữa.

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên dạy trẻ nhận thức về trách nhiệm, mục tiêu không chỉ đơn giản là nói suông. Việc giúp trẻ lập những kế hoạch thiết thực, cụ thể và có ý thức "nói được, làm được" sẽ giúp trẻ dần nâng cao khả năng hành động thực tế và giúp trẻ tiến xa hơn trong tương lai.

Giáo sư ĐH top đầu châu Á: Muốn trẻ trở nên ưu tú, cha mẹ ghi nhớ 3 KHÔNG NÊN, phải làm TỐT 1 việc - Ảnh 1.

2. Phán xét tùy tiện

Nếu hành động là mái chèo của con thuyền đưa chúng ta đến bờ bên kia của thành công thì tư duy và ngôn ngữ là bánh lái điều khiển hướng của con thuyền ấy.

Với kế hoạch cuộc sống của chính mình hay những nhận xét và đánh giá của bản thân về vấn đề của người khác, chúng ta không nên tiếp thu thông tin một chiều hoặc phán xét tùy tiện nóng nảy. Đặc biệt, khi đối mặt với những chỉ trích, vấn đề và đa dạng các quan điểm, chúng ta cần học cách đánh giá tổng hợp giá trị thông tin trong đó, từ đó quyết định lựa chọn thay vì đánh giá một cách tùy tiện.

Đây cũng là một trong những bài học mà cha mẹ truyền đạt cho con. Thay vì đánh giá và kết luận dựa trên bề ngoài, cha mẹ khuyến khích trẻ nên tiếp cận với tư duy mở, trung thực và sẵn sàng tìm hiểu. Họ dạy trẻ cách xem xét nhiều khía cạnh các nhau, để có cái nhìn toàn diện và không bị ảnh hưởng bởi những định kiến hay quan điểm cố định từ người khác. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng phân tích, suy nghĩ sâu hơn và đồng thời tôn trọng quan điểm của người khác. Từ những bài học nhỏ này, trẻ khi lớn lên sẽ hình thành lòng khoan dung và khả năng hiểu biết sâu rộng, thông minh.

3. Chỉ hành động mà không cố gắng

Trên con đường đi đến thành công không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, sau khi gặp thất bại, giải quyết những vướng mắc, điều quan trọng hơn là rút kinh nghiệm, tránh mắc phải những sai lầm tương tự ở những bước tiếp theo.

Với trẻ con, dựa vào tinh thần và dũng cảm tiến tới những mục tiêu nhỏ của riêng mình. Có thể gặp phải chút khó khăn, nhưng một khi đã lùi bước, trẻ không thể lấy lý do “Dù sao thì mình cũng đã cố gắng” để không tiếp tục. Ví dụ ở lần tập xe đạp, trẻ bị ngã đau, không thể vì thế bỏ cuộc, không tập xe đạp nữa.

Khi trẻ còn nhỏ, vào những lúc gặp khó khăn, điều cha mẹ nên làm là hướng dẫn trẻ khám phá mấu chốt của vấn đề, sau đó cố gắng giải quyết vấn đề thay vì bỏ cuộc hết lần này đến lần khác.

Giáo sư ĐH top đầu châu Á: Muốn trẻ trở nên ưu tú, cha mẹ ghi nhớ 3 KHÔNG NÊN, phải làm TỐT 1 việc - Ảnh 2.

Làm tốt 1 việc: LÀM GƯƠNG

Cha mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái, và hành vi của con cái là sự phản chiếu của cha mẹ. Để con cái mình sau này lớn lên trở thành người ưu tú, một việc nhất quyết mà cha mẹ phải làm được là trở thành một tấm gương tốt cho con.

Là cha mẹ, nếu chúng ta sống thiếu nguyên tắc, đừng mong con mình có kỷ luật. Là cha mẹ, nếu hành vi và thói quen của chúng ta thiếu chuẩn mực, cũng đừng bắt lỗi con cái. Là cha mẹ, nếu tầm nhìn của chúng ta không đủ rộng và sâu, cũng đừng trách con cái thiển cận.

Trong một gia đình, hành vi của cha mẹ sẽ là khuôn mẫu cho thói quen của đứa trẻ, là ánh sáng dẫn đường cho con đường trưởng thành của trẻ. Những gì người cha, người mẹ thể hiện với con cái họ sẽ quyết định đứa trẻ ấy sẽ là người như thế nào trong tương lai. Nếu cha mẹ không làm gương tốt, mọi điều giáo dục cho con đều là vô ích.

Giáo sư ĐH top đầu châu Á: Muốn trẻ trở nên ưu tú, cha mẹ ghi nhớ 3 KHÔNG NÊN, phải làm TỐT 1 việc - Ảnh 3.

Trong nhiều trường hợp, dưới sự khuyến khích của cha mẹ, trẻ có thể vượt qua nhiều khó khăn, làm được nhiều việc hơn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chỉ có nhiều yêu cầu đối với con mà bản thân cha mẹ không thể thực hiện trong cuộc sống và công việc hàng ngày, thì điều này sẽ dẫn đến việc những lời nói đã được nói trở nên thiếu uy tín. Đối với trẻ em, giáo dục tốt nhất từ phía cha mẹ không chỉ là một vài câu nói đơn giản, mà là việc thiết lập gương mẫu bằng hành động thực tế.

Theo Giáo sư Đại học Thanh Hoa, để trẻ lớn lên phát triển những khả năng, phẩm chất cần thiết cho cuộc sống và nơi làm việc thì ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên ghi nhớ “ba điều không nên” nêu trên, đồng thời làm tốt một việc. Điều này sẽ giúp trẻ dễ dàng chấp nhận sự tác động của cha mẹ hơn, trở thành người thành công.

Theo: Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày