Giá tiêu hôm nay 23/9: Ổn định trong mức 64.000 - 67.000 đồng/kg

THÀNH LÂM/ VTC News, Theo VTC News 14:12 23/09/2022

Giá tiêu trong nước hôm nay không thay đổi so với một ngày trước đó, dao động trong vùng 64.000 - 67.000 đồng/kg.

Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay

+ Giá tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay ghi nhận sự ổn định trong vùng giá 64.000 - 67.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 23/9: Ổn định trong mức 64.000 - 67.000 đồng/kg - Ảnh 1.

Giá tiêu hôm nay không thay đổi so với một ngày trước (Ảnh minh họa)

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được ghi nhận cao nhất cả nước ở mức 67.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu tại tỉnh Bình Phước được thương lái mua ở mức 66.000 đồng/kg.

Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu hôm nay ghi nhận mức 65.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai được giao dịch ở mức 65.000 đồng/kg. Tại Gia Lai, giá tiêu được ghi nhận thấp nhất cả nước, giao dịch ở mức 64.000 đồng/kg.

Địa phươngGiá (đồng)Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng)
Bà Rịa - Vũng Tàu
67.000
-
Bình Phước
66.000
-
Đắk Lắkk
65.000
-
Đắk Nông
65.000
-
Đồng Nai
65.000
-
Gia Lai64.000-

+ Dự báo giá tiêu

Thị trường hồ tiêu nội địa tiếp tục giảm sút khi không ghi nhận lực cầu hỗ trợ từ xuất khẩu trong bối cảnh Fed tăng lãi suất. Cùng kỳ năm ngoái, Đắk Lắk, Đắk Nông thu mua hồ tiêu với giá khoảng 78.500 đồng/kg, Bà Rịa - Vũng Tàu 80.500 đồng/kg... nhưng đến nay giá trên thị trường đã giảm 13.000 - 14.000 đồng/kg sau một năm.

Đầu năm nay, các chuyên gia, doanh nghiệp đều tỏ ra khá tự tin với khả năng tăng của giá hồ tiêu. Giới đầu cơ ồ ạt bán cà phê để trữ tiêu khi nhiều dự đoán cho rằng giá có thể lên đến 100.000 đồng/kg vào cuối năm nay. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm chỉ còn hơn 3 tháng, thị trường lại liên tục đi xuống. Đối với tình hình hiện nay, bức tranh của ngành hồ tiêu không thể tích cực như dự tính.

Theo đánh giá lượng hàng tồn ở dân và các công ty, đại lý lớn còn khá nhiều. Tranh thủ giai đoạn này nhiều công ty Việt Nam đẩy mạnh nhập tiêu từ các nước. Theo dự tính lượng tồn kho trước khi bước vào vụ mùa năm nay còn khoảng 100.000 tấn - một con số khá lớn khi xuất khẩu sang Trung Quốc chưa có dấu hiệu bứt phá. Lượng nhập khẩu 8 tháng của năm 2022 của Việt Nam được 27.917 tấn, trong đó tiêu đen đạt 24.293 tấn, tiêu trắng đạt 3.624 tấn, lượng nhập khẩu tăng 44,9%, tương đương 8.645 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Các quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam tiếp tục là Campuchia, Brazil và Indonesia, đạt 24.463 tấn. Tổng lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 87,6%, trong đó từ Campuchia đạt 12.221 tấn, tăng 168%, Brazil đạt 7.393 tấn, tăng 34,8%, Indonesia đạt 4.898 tấn, giảm 31,3%.

Cập nhật giá hồ tiêu thế giới

Lượng tiêu xuất khẩu của Malaysia năm ngoái đạt 7.407 tấn, trị giá 153,7 triệu ringgit, đưa nước này trở thành một trong những nhà xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới, bên cạnh Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và Brazil.

Người dân nước này tự hào rằng, bang Sarawak đã góp phần quan trọng khi đã đưa Malaysia lên bản đồ hồ tiêu thế giới - một điều được xem là kỳ tích đáng nể đối với một quốc gia chỉ có 2,7 triệu dân.

Hạt tiêu được đưa vào bang Sarawak vào khoảng những năm 1840 bởi những người nhập cư Trung Quốc. Khi đó loại cây gia vị này chủ yếu được trồng ở Bau, Baram, Trusan và Limbang. Bang Sarawak hiện được xếp hạng là một trong năm nhà sản xuất hạt tiêu hàng đầu thế giới, có sản lượng hàng năm khoảng 90% (tương đương khoảng 25.000 tấn) cho thị trường xuất khẩu.

Về số lượng, tiêu của Sarawak có thể xếp sau các nước sản xuất hàng đầu như Việt Nam, nhưng giá thành của hạt tiêu ở Sarawak cao hơn nhờ chất lượng vượt trội. Tuy nhiên ngành hồ tiêu Sarawak vẫn đối mặt với thách thức là làm sao để thu hút người dân tham gia trồng tiêu trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ từ các cây trồng khác, như dầu cọ và cao su.

Tuy nhiên, chất lượng và thương hiệu của hạt tiêu ở bang này đã giúp Sarawak tạo ra một thị trường ngách trên phạm vi toàn cầu. Điều cần ưu tiên trên hết là tiếp tục phát triển ngành hồ tiêu thượng nguồn và hạ nguồn theo chuỗi giá trị.

Hiện tại, các trang trại trồng tiêu tại bang Sarawak, Malaysia tập trung chủ yếu ở các huyện như Kuching, Samarahan, Sri Aman, Betong, Sarikei và Sibu, nơi tiêu được trồng ở các vùng đồi núi cao.