Gen Z: Thế hệ không để tiền nhàn rỗi, dù chỉ là 10.000 đồng

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 18/04/2022

Không cần phải có quá nhiều tiền mới có thể tiết kiệm và tích luỹ. Hãy bắt đầu sớm và bạn sẽ thấy những hiệu quả đáng kinh ngạc ở tương lai.

Gen Z là thế hệ mang hình ảnh tự do, phóng khoáng và không ngần ngại chi tiền cho bản thân. Điều này khiến họ thường bị gắn mác chi tiêu hoang phí, xài tiền vô tội vạ.

Thế nhưng, các số liệu thống kê từ Afterpay cũng cho thấy có đến 75% Gen Z đang đầu tư, kinh doanh và quan tâm đến tiền tiết kiệm. Đồng nghĩa Gen Z rất có ý thức về tài chính và hiểu được giá trị của tiền bạc.

Rất nhiều bạn trẻ sớm đã có ý thức tiết kiệm, đầu tư để về lâu dài sớm đạt được ước mơ tự do tài chính.

1. 10.000 đồng cũng không để nhàn rỗi

Thanh Anh (19 tuổi, sinh viên) chia sẻ: "Nhiều người nghĩ tiết kiệm một số tiền lớn mới bõ công. Đầu tư nhiều thì tiền lời mới đáng kể. Mình lại nghĩ khác. Bài toán đầu tư không phải chỉ nằm ở việc kiếm được hay có được bao nhiêu tiền, mà còn đến từ cách thay đổi tư duy và thói quen của bản thân. Bạn phải học cách trân trọng và tiết kiệm từ những đồng tiền nhỏ nhất, rồi tối ưu hóa chúng và thử nghiệm các kênh đầu tư vừa và nhỏ."

Theo cô nàng Gen Z, một trong những việc cơ bản, quan trọng nhất trong tiết kiệm là hiểu được giá trị thời gian của đồng tiền. Có nghĩa là 10.000 đồng của ngày hôm nay sẽ có giá trị cao hơn 10.000 đồng một năm sau.

Bạn càng tận dụng tiền của mình để nó sinh lời càng sớm, bạn sẽ bảo vệ chúng khỏi lạm phát và giữ được giá trị.

Vì mới ra trường nên mức lương của Thanh Anh chỉ khoảng 7 triệu. Sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt, cô bạn tiết kiệm được 1,5 đến 2 triệu đồng.

Gen Z: Thế hệ không để tiền nhàn rỗi, dù chỉ là 10.000 đồng - Ảnh 1.

Cách Thanh Anh chọn khi mới chỉ có một số vốn nhỏ là gửi tiền vào "Tài Khoản Tích Lũy" trên ứng dụng ZaloPay với mức sinh lời 5%/năm. Con số khá hấp dẫn đối đối với cô, ngoài ra cô nàng còn có thể gửi và rút tiền linh hoạt cho các mục đích khác nhau, tiền nhàn rỗi vẫn sinh lời và có thể gửi từ số tiền nhỏ rất nhỏ, chỉ từ 10.000 đồng.

Lí do Thanh Anh chọn sử dụng "Tài Khoản Tích Luỹ" của ZaloPay bởi nó rất phù hợp với người mới đầu tư, không có nhiều vốn. Sản phẩm này cũng giúp sinh lời mỗi ngày, lợi nhuận được chi trả theo ngày, có thể rút tiền về dễ dàng khi cần gấp mà vẫn đảm bảo lợi nhuận. Ngoài ra, người dùng có thể thanh toán hàng trăm tiện ích hằng ngày từ nguồn tiền "Tài Khoản Tích Lũy".

Gen Z: Thế hệ không để tiền nhàn rỗi, dù chỉ là 10.000 đồng - Ảnh 2.

Bạn có thể để đăng ký gửi tiền vào "Tài khoản tích luỹ" trên ZaloPay, bởi nó giúp bạn bớt cảm thấy gánh nặng khi phải tự tiết kiệm. Cách này cũng rất đơn giản và với người mới bắt đầu học cách tích lũy và đầu tư với số vốn nhỏ.

Cách thức mở tài khoản tích lũy

Bước 1: Mở ZaloPay, chọn "Tài khoản tích lũy"

Bước 2: Chọn "Mở tài khoản tích lũy"

Bước 3: Bổ sung thông tin cá nhân

Bước 4: Ký hợp đồng điện tử

Bước 5: Bắt đầu nạp tiền vào tích lũy, sinh lời mỗi ngày.

2. Giải "ngon ơ" bài toán chi tiêu và tiết kiệm

Là những người trẻ sớm độc lập nên hơn ai hết, Gen Z hiểu được rằng cần có tích lũy cho những lúc khó khăn và bất trắc. Vì vậy, đầu tư từ những khoản tiền nhàn rỗi nhỏ nhật, họ còn biết cách cân bằng tài chính và đề cao tiết kiếm.

Theo The Balance, tiết kiệm đôi khi rất khó. Trong cuộc sống, sẽ có nhiều tình huống bất ngờ hoặc bệnh tật ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm của chúng ta.

Nếu bạn đang cảm thấy tiết kiệm khó khăn, hãy cố gắng tiêu xài ít hơn mỗi tháng. Tháng này bạn có thể cố gắng dùng ít hơn 1-2 triệu so với tháng trước và lặp đi lặp lại để tạo thói quen.

Ví dụ, bạn có thể tự pha chế đồ uống của mình thay vì mua một tách cafe ở ngoài. Bạn cũng có thể mix&match lại các món đồ để có outfit hợp mắt thay vì điên cuồng mua sắm đồ mới.

​​Một trong những cách đơn giản và hiệu quả để tiết kiệm là "Trả cho bản thân trước" (Pay yourself first). Phương pháp này đã được chứng minh qua thời gian và có ảnh hưởng nhất định đến cách tiết kiệm của chúng ta.

Hiểu một cách đơn giản, phương pháp này giúp chúng ta xây dựng kỷ luật qua việc tiết kiệm một lượng tiền nhất định mỗi khi thanh toán một hóa đơn bất kỳ nào đó.

Bạn cũng đừng quên đặt mục tiêu tiết kiệm cho mình qua các mốc thời gian và tự thưởng cho bản thân khi đã đạt mục tiêu đó.

Minh Kiên (22 tuổi, Coder) chia sẻ: "Tiết kiệm không có nghĩa là ép bản thân phải tằn tiện quá mức. Điều quan trọng bạn cần học là xây dựng thói quen tiết kiệm và tiết kiệm đều đặn, có kỷ luật".

https://kenh14.vn/gen-z-the-he-khong-de-tien-nhan-roi-du-chi-la-10000-dong-20220418170948839.chn