28 tuổi, tôi chính thức nghỉ việc vì sức khỏe tinh thần của mình.
Có một thời gian, từng rất lâu rồi, tôi có 1 công việc văn phòng dù lương không quá cao song ổn định và thậm chí còn có 4 tuần nghỉ phép có lương trong năm. Trước khi nghỉ việc, số dư trong tài khoản ngân hàng của tôi tương đối ổn nhưng đầu óc thì không. Bị ám ảnh bởi nỗi khao khát khủng khiếp được ngắm nhìn thế giới, chưa kể đến sự ngây thơ của tuổi trẻ cho rằng mọi thứ rồi sẽ ổn thỏa, tôi đã nghỉ việc và chính thức chuyển đi. Tôi sẽ trở thành 1 nhà văn tự do.
Xét về mặt tài chính, đây là 1 sai lầm khủng khiếp. Bởi tôi từng có trải nghiệm 6 năm không tốt với công việc tự do này, và việc từ bỏ công việc văn phòng ổn định có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi.
Nhưng quyết định này lại có ý nghĩa lớn về mặt sức khỏe tinh thần. Tôi được giải thoát khỏi sự gò bó của công việc từng khiến tôi khổ sở, Tôi được nhìn thấy thế giới rộng lớn hơn dù bất chấp là phải xoay sở về mặt tài chính. Tôi là một người hạnh phúc vì điều này.
Bố là một người yêu thương, ủng hộ và lo lắng cho đứa con duy nhất của mình, là tôi. Hàng tuần, tôi đều có cuộc trò chuyện qua điện thoại với gia đình, trong đó có bố. Thông thường, mở đầu cuộc trò chuyện thường về bóng đá. Sau đó, bầu không khí chết lặng sẽ tỏa ra ở đường dây khi ông dồn dập hỏi thăm về cuộc sống của tôi.
Khi còn đi làm văn phòng, ông thường hỏi tôi: "Con có hài lòng với tiền lương kiếm được không?". Và câu trả lời mọi khi của tôi vẫn là: "Vâng, con vẫn đang làm tốt lắm".
Sau khi tôi nghỉ việc, bố đã tính toán và hiểu rằng với đồng lương văn phòng trước đó, tôi không thể kiếm quá nhiều tiền tích lũy cho quỹ tiết kiệm. Ông ấy biết rằng, sau khi tôi thất nghiệp, ngay cả một mức tăng khiêm tốn trong chi phí sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến tôi, trong khi triển vọng công việc tương lai không mấy tươi sáng.
Nếu bố không lo lắng, tôi còn nghi ngờ tình yêu thương của bố dành cho mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi không thấy nhục nhã. Thật là bị hạ thấp phẩm giá khi bị coi là trẻ con và phụ thuộc vào cha mẹ ở độ tuổi của tôi.
Tôi không còn sống cùng nhà, không dựa vào cha mẹ để trả tiền thuê nhà hoặc đi du lịch. Nhưng tôi vẫn đang dùng gói Spotify được chia sẻ cùng gia đình. Bất cứ khi nào tôi về thăm nhà, bố đều cho phép tôi dùng xe ông và thường đổ đầy bình xăng cho tôi. Nếu chúng tôi đi ăn ngoài, họ sẽ không nghĩ đến việc tôi có thể trả hóa đơn thanh toán.
Bố mẹ là những người tốt bụng và tôi không coi sự giúp đỡ của họ là hiển nhiên. Nhưng ở giai đoạn này trong cuộc đời, tôi vẫn nghĩ thật tuyệt nếu tôi có thể thoải mái trả tiền ăn cho bố mẹ, hoặc duy trì tài khoản Spotify của riêng mình. Thật tuyệt nếu bạn cảm giác bản thân đủ an toàn tài chính.
Một lời đáp trả hợp lý cho lời than vãn của tôi là ai đó sẽ nói rằng: "Đâu có ai ép bạn nghỉ công ty cũ?" Ngoài cảm giác mơ hồ của riêng mình rằng tôi nên sống cuộc sống tự do thì tôi không có lý do gì khác để nghỉ việc. Nhưng rốt cuộc, tôi vẫn nộp đơn xin nghỉ việc.
À còn ngoại trừ một nguyên nhân khác là tôi không đơn độc. Đó là xung quanh tôi, có rất nhiều bạn bè cũng ở trong tình trạng tài chính tương tự. Mặc dù họ vẫn đang làm những công việc được xem là "đúng đắn", họ vẫn không thể mua được nhà, không đủ khả năng lập gia đình và không hy vọng mọi thứ sẽ được cải thiện.
Ngày nay, khi đã ngoài 20 hoặc 30 tuổi, thật đau đớn khi phải đánh giá giá trị của bản thân và phát hiện rằng nó chẳng là gì cả. Khi so sánh những gì bố mẹ có khi bằng tuổi tôi - một căn nhà tử tế, một chiếc xe hơi, trong khi đứa con tuyệt vời nhất của họ chỉ có một bộ sưu tập sách cũ và tủ quần áo tồi tàn, tôi sợ rằng mình đã phạm sai lầm nào đó trên chặng đường của minh.
Cũng vì thế, không có gì ngạc nhiên khi tôi luôn phòng thủ khi bố hỏi tôi về chuyện tiền bạc.
Nhưng thế giới đã thay đổi. Đối với Millennials, việc so sánh bản thân với các thế hệ trước vốn thường có cuộc sống dễ dàng hơn là sai làm. Mặc dù thừa nhận thực tế đó sẽ không giúp chúng ta trả hết nợ đang có, song sẽ khiến cuộc sống thoải mái và bớt chật vật hơn.
Nguồn: Business Insider