Lâu nay, trong lòng công chúng vẫn luôn tồn tại không ít ác cảm đối với nghành công nghiệp thời trang Việt Nam nói chung và các nhà thiết kế Việt nói riêng; cũng bởi theo họ, thời trang Việt còn quá non kém, thiếu chuyên nghiệp nhưng lại tràn ngập những sự vụ "đạo nhái" thiết kế. Đặc biệt, với một nghành công nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng như thời trang thì những sự cố "xào nấu ý tưởng" hay thậm chí là "ăn cắp trắng trợn" hầu như không thể chấp nhận được. Thế nhưng, nếu nghĩ rằng đây là tình trạng "đạo chích thời trang" chỉ tồn tại ở nước ta thì quả là... oan quá. Bởi, trong nền thời trang thế giới, ngày ngày vẫn luôn có những pha "trùng ý tưởng" hết sức ngỡ ngàng giữa các NTK, thậm chí cả các NTK danh tiếng nhất cũng không tránh khỏi đôi lần bị quy kết là "đạo nhái".
Bỏ qua
những pha "trùng ý tưởng" mà đôi khi vẫn thỉnh thoảng xuất hiện giữa các "ông lớn" trong nghành thời trang, có 3 thương hiệu bình dân luôn bị giới chuyên môn lẫn các tín đồ thời trang tinh tường phát hiện rằng có sự giống nhau đến kinh ngạc giữa sản phẩm của những thương hiệu này với sản phẩm của các "ông lớn". Không chỉ thế, tần suất "trùng lặp" lại khá là thường xuyên.
H&M
Trong thế giới thương hiệu, H&M có thể coi là một trong những ví dụ sinh động cho việc thương hiệu có thể được hình thành và phát triển từ sao chép ý tưởng nhưng theo thời gian lại tạo nên những tác động lớn như một cuộc cách mạng thực thụ. Bí quyết của H&M là tạo nên những sản phẩm được sản xuất hàng loạt chứ không phải độc bản mà vẫn hợp mốt, không đắt, "ăn theo" các xu hướng hay thiết kế trứ danh của những thương hiệu cao cấp. Nếu nhận định theo một cách tích cực, H&M đã biến những thiết kế thời trang xa xỉ và sang trọng trở nên phổ cập, gần với đại chúng hơn. Có điều, chẳng có NTK nào thích thú khi thấy đứa con tinh thần của mình bị "ăn cắp", biến tấu để trở nên đơn giản và bị "rẻ hóa". Cũng vì thế nên không ít lần H&M bị chỉ trích vì ăn cắp ý tưởng trắng trợn.
Mới đây nhất, H&M bị các thương hiệu cao cấp đồng loạt chỉ trích vì không biết xấu hổ khi "nhái" quá lộ liễu. Ai ai cũng có thể nhìn thấy được điểm giống nhau đến ngỡ ngàng giữa 2 thiết kế bare midriff với đường cut-out táo bạo của H&M (bên trái) và Balenciaga (bên phải). Có vẻ như thương hiệu Balenciaga sẽ chịu lỗ khá nặng bởi thiết kế của họ có giá 1.535 USD (hơn 32 triệu VND) trong khi của H&M chỉ vỏn vẹn... 19.95 USD (400 nghìn VND).
Cùng chung cảnh ngộ là thương hiệu Celine với chiếc đầm cổ V pha ren lưới khá lạ mắt. Sản phẩm của Celine có giá tận 3.250 USD (68 triệu VND) trong khi thiết kế được "lấy cảm hứng" của H&M có giá 24.95 USD (hơn 500 nghìn VND).
Chẳng ai trong chúng ta xa lạ với những chiếc sweatshirt mặt hổ có mức giá 5 triệu VND của thương hiệu Kenzo. H&M đã vô cùng nhạy bén khi sản xuất những sản phẩm tương tự để ăn theo, có mức giá rẻ chỉ bằng 1/10.
Chiếc váy tua rua sành điệu trong BST H&M's exclusive 'CONSCIOUS' 2013 (bên phải) có lẽ chính là phiên bản bình dân hơn của chiếc váy trong BST 2009, thương hiệu Jil Sander.
Năm ngoái, BST Xuân/Hè 2012 của D&G đã tạo nguồn cảm hứng cho các thiết kế lụa với màu sắc, họa tiết tương tự của H&M.
Tom Ford là một trong những NTK rất... ghét H&M và Zara. Chiếc túi xách với thiết kế nhỏ gọn, sành điệu nằm trong BST Thu/Đông 2012 của Tom Ford đã có một "anh em song sinh" mang tên H&M.
Zara
Xét trên một phương diện nào đó,
Zara vừa là "đối thủ số một" của
H&M nhưng cũng là "bạn đồng môn" của thương hiệu này bởi tiêu chí của
Zara là giá bình dân, bắt mốt nhanh, không e ngại khi "copy" các thương hiệu nổi tiếng. Ở thời điểm hiện tại, thương hiệu thời trang bình dân đến từ Tây Ban Nha đang đứng đầu thế giới trong lĩnh vực thời trang đường phố cao cấp. Thay vì thuê những nhà thiết kế hàng đầu thế giới, thương hiệu
Zara đơn giản chỉ sao chép một cách “lịch thiệp” nhất có thể. Sau đó, dựa trên phản hồi từ mạng lưới người dùng toàn cầu để chỉnh sửa. Chính phong cách thời trang tương tự thương hiệu cao cấp với mức giá thấp hơn rất nhiều đã đưa
Zara đến đỉnh cao của sự thành công. Và cũng vì thế,
NTK Tom Ford không ngần ngại chia sẻ rằng ông ghét cay ghét đắng Zara.
Không chỉ bị H&M "chôm chỉa", Balenciaga còn trở thành "miếng mồi" của Zara. NTK vừa rời Balenciaga - Nicolas Ghesquière hẳn sẽ không vui tí nào khi biết thiết kế quyến rũ, sang trọng trong BST Xuân/Hè 2013 của mình đã bị Zara sao chép lại với màu sắc trẻ trung, gần gũi với giới trẻ hơn.
Chiếc áo khoác lộng lẫy nhưng không kém phần cá tính trong BST Thu/Đông 2013 của Balmain đã được Zara sản xuất với "phiên bản" đơn giản, rẻ tiền hơn, cũng trong cùng mùa thời trang năm đó.
Chiếc clutch được lấy cảm hứng từ giấy gói siêu thị của Celine cũng nhanh chóng được Zara bắt kịp ý tưởng.
Những hình in ấn tượng trong BST Xuân/Hè 2012 của NTK Mary Katrantzou đã mang đến nguồn cảm hứng cho không ít nghệ sĩ. Cũng từ đây, Zara tạo nên một chiếc váy trẻ trung với hình in ấn tượng, nổi bật trong BST Xuân/Hè 2012.
Cách phối màu và phom dáng của Zara (bên trái) có rất nhiều điểm tương đồng với 3.1 Phillip Lim.
Một thiết kế "đồng điệu" khác của 3.1 Phillip Lim và Zara.
Nhiều cô gái còn ưa thích chiếc áo len họa tiết của Zara (bên phải) hơn cả của D&G (bên trái).
Sự tương đồng giữa tổng thể trang phục của Dries van Noten và Zara lên đến 90%.
Năm 2010, Zara đã "nhái" một bộ trang phục thanh lịch, đậm chất formal của Celine.
Không chỉ thế, Zara còn "đụng hàng" với cả Lanvin (bên trái).
Charles&Keith
Thương hiệu giày dép và phụ kiện Charles&Keith luôn nắm bắt rất nhanh các ý tưởng của sàn diễn thời trang để đưa vào thực tế, cũng như khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường là những điểm mạnh của nhãn hàng. Các tín đồ thời trang luôn dễ dàng tìm thấy những mẫu túi mang âm hưởng của các "ông lớn" trên thế giới với mức giá bình dân hơn rất nhiều lần.
Chiếc túi tote phố two-tone (2 gam màu đối lập) của Charles&Keith dễ làm người nhìn liên tưởng đến túi tote của Celine.
Thực chất, đây là xu hướng chung của thế giới vì Jil Sander cũng có những chiếc túi tote với kiểu phối tương tự.
Trong khi chiếc túi Antigona của Givenchy trở nên "hot" chưa từng thấy thì Charles&Keith cũng chiều lòng các tín đồ thời trang với một chiếc túi có thiết kế giống đến 70%.
Thật dễ để nhìn thấy điểm tương đồng giữa chiếc túi xách của Charles&Keith (bên trái) và Chanel (bên phải).
Chiếc Chanel Boy Bag mà phái đẹp vô cùng ưa chuộng cũng có một phiên bản rút gọn mang tên Charles&Keith.
Thiết kế túi crossbody kinh điển của Celine, với điểm nhấn là chiếc khóa túi mạ vàng trên nền túi đơn giản, màu sắc tươi sáng dường như cũng được Charles&Keith tận dụng làm ý tưởng.
Đặc biệt, sự giống nhau giữa túi Charles&Keith (bên trái) và Celine Trapeze (bên phải) - chiếc túi đã từng khiến giới thời trang "điên đảo" - là không thể chối cãi.