Ai ai cũng một lần đến trạm nhiên liệu và nhìn thấy tấm biển báo cấm sử dụng điện thoại di động khi đang đổ xăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết lý do ngọn nguồn tại sao lại có luật cấm như vậy, thậm chí khi hỏi ông bà, bố mẹ hay kể cả... nhân viên trực tiếp tại đó, chúng ta cũng chỉ nhận được câu trả lời hời hợt: Vì sóng điện thoại dễ gây cháy nổ(!?)
Vậy nhưng có thực sự sóng điện thoại di động sẽ gây nguy cơ bùng phát hỏa hoạn chết người mỗi khi đứng gần cột xăng? Và bạn có thực sự nghe nói về vụ việc sử dụng điện thoại di động nào ở gần mà khiến khu vực bị phát nổ hay chưa?
Nếu câu trả lời là chưa, vậy thì thử xem video dưới đây:
Dễ thấy người đàn ông mặc áo trắng ngồi trên chiếc xe máy "vật chứng" đã lấy điện thoại di động khỏi túi quần một khoảng thời gian ngắn trước khi bình xăng bốc cháy. Vậy đó là bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa điện thoại và lửa bùng lên rồi.
Vậy ư, nhưng mọi chuyện thật ra không hề như bạn tưởng. Vì sự thực là chưa hề có bằng chứng khoa học xác thực nào đưa ra chứng minh được điện thoại di động là nguyên nhân gây ra những tác động như trên!
Hình ảnh cắt ra từ clip.
Vẫn lo sợ vì những luồng sóng bức xạ vô hình có thể là một phần yếu tố tạo nên ngọn lửa? Đừng thế nữa, vì chỉ số cường độ bức xạ điện của chúng là 1W/cm2 - quá nhỏ để có thể tạo nên rủi ro gì bất ngờ ở đây.
Lý do thỏa đáng và cũng gần như là duy nhất nếu có liên quan đến điện thoại di động trong những vụ việc này, thì đó là do chất lượng của một viên pin lỗi, kém. Khi đó, có thể sẽ có các tia lửa điện li ti phóng ra làm dễ bắt lửa vào luồng khí bay hơi từ xăng, chứ hiếm khi trực tiếp là dung dịch lỏng hay là cột dự trữ bơm xăng. Nhưng tỷ lệ và khả năng để trường hợp này xảy ra cũng là rất thấp.
Cẩn trọng với iPhone 8 bị phồng pin trong những ngày gần đây.
Thế còn video trên thì sao? Chẳng phải chiếc xe máy của người đàn ông đã bắt lửa ngay lập tức trên nắp bình xăng?
Lý giải cho điều này, lực lượng cảnh sát ở thành phố Hyderabad (Ấn Độ) - nơi xảy ra vụ việc - đã cho biết đó nhiều khả năng là do một vài giọt xăng bị rỉ, chảy xuống phần động cơ hở ra đang rất nóng ở dưới gầm khung xe sau khi đi một quãng đường dài.
Vậy đó, bí ẩn suốt bao nhiêu năm tuổi đời của bạn nay đã được hóa giải, không còn nghi ngờ chất vấn gì nữa. Dù sao thì cũng đừng quá chủ quan, cứ cất điện thoại đi và tập trung vào việc tiếp nhiên liệu cho chiếc xe của bạn, vì dù không có chuyện gì xảy ra nhưng những người khác sẽ rất khó chịu nếu bạn cố tình hời hợt, hoặc có thể họ cũng không biết đến sự thật kia mà lo sợ tránh xa bạn đó.
(Tổng hợp)