Du khách chen chân xức dầu lên tượng "hổ thần" trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh

Văn Nguyễn, Theo Thời Đại 23:04 07/03/2018
Chia sẻ

Rất đông du khách đến chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) thường xức dầu lên tượng hổ đặt ở khu vực chính điện, rồi xoa lại vào người để cầu mạnh khoẻ.

Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ thần trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Ảnh 1.

Chùa Hương Tích hay còn gọi là Hương Tích Cổ tự nằm ở độ cao 650m so với mực nước biển, tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích, một trong những ngọn núi đẹp nhất của dãy núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).

Clip: Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Thực hiện: Văn Nguyễn

Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ thần trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Ảnh 3.

Sau ngày khai hội, chùa đón hàng ngàn lượt người dân và du khách đến hành hương. Sau khi thắp hương ở điện chính thì nơi mọi người thường đến làm lễ là khu vực đặt tượng "hổ thần".

Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ thần trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Ảnh 4.

Tương truyền, đây là linh vật cứu công chúa Diệu Thiện thoát khỏi tai ương, khổ nạn. Do không muốn lấy một kẻ vô lại, nàng đã lên chùa xin được xuất gia để trốn tránh. Không được như ý, kẻ này đã châm lửa đốt chùa. Phật Tổ đã sai Bạch Hổ cõng nàng thoát khỏi biển lửa và bay về phương nam.

Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ thần trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Ảnh 5.

Sau đó, Thần Hổ đưa nàng xuống động Hương Tích và chính nơi đây Diệu Thiện hóa Phật. Người dân đã dựng một "hổ thần" bằng bê tông, ở tư thế đang nằm nghỉ ngơi.

Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ thần trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Ảnh 6.

Tượng được đặt ở phía bên phải, theo hướng đi lên khu vực Chính điện chùa Hương Tích. Trước tượng hổ có một chiếc bàn đá để người dân dâng lễ, thắp hương. Phần lễ ngoài bánh kẹo, hương hoa thì dầu gió là thứ không thể thiếu.

Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ thần trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Ảnh 7.

Cho rằng "hổ thần" có thể chữa được bách bệnh nên khi đến chùa Hương Tích người dân chen chúc nhau dùng dầu gió tưới, bôi lên tượng hổ.

Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ thần trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Ảnh 8.

Sau khi thắp hương khấn vái, người dân lại dùng tay sờ, xoa tượng rồi xoa lên bộ phận tương tự trên cơ thể mình.

Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ thần trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Ảnh 9.

Đại diện Ban quản lý chùa Hương Tích cho hay việc người dân sờ lên hổ để chữa bệnh đã tồn tại nhiều năm qua. Người dân cho rằng sờ tượng hổ, bôi dầu lên người có thể chữa bệnh chỉ là truyền tai và không có cơ sở khoa học.

Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ thần trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Ảnh 10.

Việc du khách sờ "hổ thần" đã diễn ra nhiều năm nay đã làm phần đầu tới đuôi của tượng hổ bị bong mất phần lớp sơn ngoài.

Du khách chen chân xức dầu lên tượng hổ thần trong ngôi chùa ở Hà Tĩnh - Ảnh 11.

Tuy nhiên, theo vị quản lý cho hay, có lẽ do một phần không khí ở đỉnh núi trong lành và tác dụng của dầu gió đã khiến các vị trí trên cơ thể bớt đau nhức.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày