Để có cái nhìn khách quan và đúng
đắn hơn về về phát ngôn gây shock "Đồng tính là bệnh" của thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thanh Mỹ trong một bài diễn thuyết gần đây. Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ và lắng
nghe chia sẻ từ chị Đinh Hồng Hạnh - Đại diện tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền
của người đồng tính, song tính và chuyển giới (ICS).
Chị Đinh Hồng Hạnh - cán bộ dự án/ pháp lý của trung tâm ICS
"Đáng thương”, “tương lai không tự
hào và kiêu hãnh” “đi trong bóng tối” là những từ ngữ Thạc sĩ tâm lý Nguyễn
Thanh Mỹ đã sử dụng để nói về cộng đồng người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới
(LGBT) tại Việt Nam, trong buổi nói chuyện tại trường THPT Trần Phú, quận Tân
Phú, TP. Chí Minh ngày 14/10/2013. Cô nói đúng. Đó là những suy nghĩ của xã hội,
của chính những người trong cộng đồng LGBT, nhưng đấy là chuyện của 4-5 năm trước,
khi xã hội chưa có đủ thông tin kiến thức, truyền thông vẫn còn đưa tin sai lệch,
giật gân về cộng đồng LGBT. Và cộng đồng
LGBT cũng một thời né tránh, dằn vặt chính mình trong im lặng khi cảm nhận
mình khác biệt và không thuộc về số đông.
Những lời tư vấn của Thạc sĩ tâm
lý đưa đến những tranh cãi thú vị và hào hứng, những bình luận gay gắt và sôi nổi
trên khắp các báo, các trang mạng và diễn đàn, với cả người LGBT và xã hội nói
chung. Đây vô tình lại là một cơ hội thể hiện cho xã hội thấy cộng đồng LGBT
không còn chịu đựng, không còn muốn ở trong bóng tối. Lời nói của Thạc sĩ tâm lý như
một dòng dầu nóng đổ thêm vào ngọn lửa đấu tranh, ngọn lửa tâm trạng sục sôi cho
quyền được sống là chính mình của cộng đồng LGBT tại Việt Nam.
Con đường đi ngập tràn ánh sáng,
không phải bởi mặt trời, mà bởi chúng ta đã dám mở mắt.
Đồng tính không phải là một căn bệnh.
Những số liệu Nghiên cứu Khoa học và sự công nhận của những Tổ chức Y khoa hàng
đầu thế giới đã chứng mình điều đó. Và quan trọng hơn hết, đồng tính là xu hướng
tính dục hết sức tự nhiên và là sự đa dạng, như bất kỳ một xu hướng tính dục
nào khác. Theo cá nhân tôi, kỳ thị và vô cảm với hạnh phúc của người khác mới
là một căn bệnh.
Người đồng tính chứng minh sự hiện
diện và những đóng góp lớn lao cho xã hội của mình bằng hành động. Họ có quyền
được sống là chính mính, yêu người mình yêu, và không bị phán xét bằng những định
khuôn xã hội.
Người phản đối chứng minh sự kì
thị và phân biệt đối xử của mình bằng những lời nói vô căn cứ. Họ thuộc về số
đông và dùng định kiến xã hội để quy chụp và cho mình cái quyền phán xét những điều khác biệt, những người số
ít.
Chọn “Cuộc đời hư hỏng”, hãy “học
cách kiềm chế”,và “không có hình bóng cha mẹ dễ phản bội sa ngã”... Thật đáng tiếc là một thạc sĩ tư vấn tâm lý lại
chọn cách đánh vào những yếu điểm , những tình cảm thiêng liêng trong lòng mỗi
người, để khuyên người LGBT, thay vì dạy các em sống tốt, sống tự hào để cha mẹ,
xã hội thấu hiểu và yêu thương, thì thạc sỹ lại dạy chúng sống dối trá, sống giấu
mình để sống vừa lòng với đám đông (???).
Không có cuộc đời nào là “cuộc đời
hư hỏng”, nhưng sẽ có nhiều cuộc đời bị “làm hại” và bị buộc phải sống trong
đau khổ, nếu những người xung quanh nghe theo và hiểu theo những lời tư vấn sai
lệch và nặng nề kỳ thị của Thạc sĩ tâm lý này. Cá nhân mỗi chúng ta có quyền nhận
thức sai nhưng nếu cố tình truyền đạt cái sai đó cho toàn xã hội, cho những con
người trẻ đang cần định hướng đúng thì đó là tội lỗi.
Sẵn đây, tôi nghĩ cũng đã đến lúc
những người làm giáo dục, tư vấn giáo dục, hoặc bất cứ ngành nghề nào, khi
khoác lên mình cái quyền dạy dỗ phán xét và tư vấn cho người khác trong những
hoàn cảnh họ cần sự hỗ trợ, cần trước nhất là kiến thức và một trái tim trong
sáng để học cách yêu thương.
Tôi thật sự thấy bất ngờ với cách
chia sẻ và tư vấn của thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thanh Mỹ. Mong rằng sau này khi nhìn
nhận lại những lời đã nói vừa qua , cô Nguyễn Thanh Mỹ sẽ xem đó là một “tai nạn
nghề nghiệp ngoài ý muốn” của mình khi cô chưa đủ kiến thức về sự da dạng tính
dục, và tiếp tục sự nghiệp tư vấn giáo dục của mình cho xứng đáng với học hàm
Thạc sĩ của chính mình."
Rất nhiều bạn trẻ ủng hộ quyền cho người đồng tính phản đối ý kiến cá nhân thiếu khách quan của thạc sỹ Nguyễn Thanh Mỹ.
Có thể nói, phát ngôn gây bão của vị thạc sỹ tâm lý Nguyễn Thanh Mỹ - giám đốc của một trung tâm tư vấn tâm lý đã để lộ ra nhiều điểm thiếu sót trong kiến thức cơ bản của chính mình. Đây là một "đòn đau" với cộng đồng người đồng tính, nhất là khi "đòn đau" này được tung thẳng vào những người của thế giới thứ 3 (đồng tính, song tính, chuyển giới) ngay trong giao đoạn kêu gọi của chiến dịch "I DO" - ủng hộ hôn nhân đồng tính của họ, một chiến dịch đang được rất nhiều teen cũng như những người hiểu biết và có cách nhìn khách quan về giới đồng tính ủng hộ.