"Siêu mặt trăng" rực rỡ trên trời Hà Nội

Kiên Trần - Duy Anh, Theo 20:30 19/03/2011

Sau 4 ngày mưa rả rích, ngày hôm nay thời tiết Hà Nội khô ráo và rất lí tưởng để có thể quan sát hiện tượng thiên nhiên kì thú - <a href="http://kenh14.vn/c126/20110319011153612/chiem-nguong-sieu-mat-trang-tai-viet-nam.chn" target="_blank">Siêu mặt trăng</a>.

Từ khoảng 6.30 chiều nay (19/3 tức rằm tháng 2 âm lịch) đã có thể quan sát được "Siêu mặt trăng" trên bầu trời Hà Nội. To hơn bình thường chỉ 12%, nhưng sáng hơn bình thường tới 30% nên chỉ cần ngước mắt lên là chúng mình có thể thấy mặt trăng sáng rực rỡ trên bầu trời.

Ngay từ 7h tối, chúng tớ đã đi một vòng loanh quanh phố phường Hà Nội để chộp lại những hình ảnh đầu tiên của Siêu mặt trăng.

"Siêu mặt trăng” là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng mặt trăng ở gần trái đất. Khi đó, mặt trăng trông sẽ to hơn, lớn hơn bình thường.

Mặt trăng sẽ to hơn bình thường từ 12 - 14%, nhưng sáng hơn đến 30%.




Phải rất tinh ý mới có thể thấy mặt trăng to hơn mọi khi, nhưng về độ sáng thì bạn có thể dễ dàng nhận ra.


Nhìn qua những cành cây ở khu phố cổ, mặt trăng tỏa sáng rực rỡ.








Mặt trăng nhìn từ phía Vườn Hồng.

Cả chiều hôm nay Sài Gòn mưa tầm tã, đến tối trời khá nhiều mây nên mặt trăng không được sáng rực rỡ như mong muốn. Còn tại Hà Nội, thời tiết lí tưởng đã giúp chúng mình có thể thoải mái ngắm nhìn bằng mắt thường hiện tượng kì thú này, mà không sợ bị tác hại gì cho đôi mắt.

Sau đó thì chúng tớ dừng chân tại đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài để tham gia buổi offline của CLB thiên văn nghiệp dư Hà Nội - để cùng chiêm ngưỡng Siêu mặt trăng với khoảng cách thật... gần bằng kính thiên văn tự chế cực "cool".

CLB thiên văn HN bao gồm các thành viên tuổi đời từ 15-25 cùng một số bậc "lão làng" có kinh nghiệm, nhưng tất cả đến với CLB đều vì lòng đam mê với những thiên thể cách trái đất hàng chục năm ánh sáng đấy.

Tham dự một buổi offline tối nay quan sát với các thành viên CLB thiên văn, đặc biệt lại vào dịp có "siêu mặt trăng" hiếm có này, mới thấy hiểu biết của các thành viên CLB thiên văn thật đáng nể. 100% kính thiên văn được dùng trong buổi quan sát đều là sản phẩm "handmade" của các thành viên với độ phóng đại cực đại của các kính từ 100 lần đến 300 lần. Ngoài ra các kính thiên văn này đều có thể gắn thêm máy ảnh để có thể tạo thành những ống kính "siêu tele" chụp cận cảnh chị Hằng đấy.


Những hình ảnh của Siêu mặt trăng được chụp qua kính thiên văn "tự chế" của các bạn trong nhóm.

Bạn Nguyễn Thế Hoàng, thành viên CLB, cho biết hiện tượng "siêu mặt trăng" là dịp hiếm có thời điểm mặt trăng lại gần trái đất nhất trùng với thời điểm trăng tròn (thường xảy ra 3,4 lần/năm) nhưng ngày 19/3 năm nay, thời điểm này lại trùng với thời điểm mặt trăng lại gần trái đất nhất trong suốt 18 năm qua, vì vậy khi quan sát các bạn có thể thấy mặt trăng với kích thước lớn hơn 14,15% và sáng hơn bình thường tới 30%. Những kiến thức này đều được Hoàng phổ biến cho các thành viên trước buổi quan sát để các bạn có thêm kiến thức trước mỗi buổi offline thế này.
 

Nào cùng quan sát "chị Hằng"!


Anh Chính (đeo kính ở giữa) là chủ nhân của chiếc kính thiên văn tự chế hàng khủng này đấy.






Ống kính tự chế bằng ống tuýp với độ phóng đại tới 100 lần đấy, khủng chưa???


Có rất nhiều các bạn gái trong CLB này nhé.




Bản đồ sao là phương tiện "tác chiến" trong mỗi buổi quan sát thiên thể của CLB đấy.




Vài hình ảnh của siêu mặt trăng chúng tớ ghi được qua kính thiên văn của CLB này!

Tuy nhiên, rất tiếc là tới khoảng gần 9h tối, trời Hà Nội lại có nhiều mây, khiến "Siêu mặt trăng" lúc ẩn lúc hiện, vì thế mà cũng kém sáng hơn. Vì thế, nếu bạn chưa kịp ngắm nhìn "Siêu mặt trăng" trực tiếp, thì có thể "ngắm tạm" qua bài viết này của chúng tớ nhé.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày