Nhiều người lên tiếng vạch trần "Cô gái đưa hình cha đi du lịch" chỉ là ảnh ghép

, Theo Trí Thức Trẻ 14:15 17/06/2014

Nhiều người cho rằng những bức ảnh trong câu chuyện <a href="http://kenh14.vn/doi-song/thuong-nho-nguoi-cha-qua-co-con-gai-di-du-lich-khap-chau-au-cung-tam-bia-in-hinh-cha-20140616061418596.chn" target="_blank">"Cô gái đưa hình cha đi du lịch khắp châu Âu"</a> chỉ là sản phẩm của photoshop và cô gái tự bịa ra câu chuyện hiếu thảo để được nổi tiếng.

Thời gian qua, câu chuyện về cô gái trẻ định cư tại Mỹ do thương nhớ người cha quá cố nên đã đem tấm bìa in hình cha đi du lịch khắp châu Âu đã khiến cộng đồng mạng vô cùng xúc động. Trên trang blog của mình, Jinna Yang đã đăng tải hình ảnh cùng lời cảm ơn sâu sắc tới người bạn Tineey vì đã chụp ảnh cho cô. 

Câu chuyện về tình cha con, sự hiếu thảo Jinna Yang cũng đã được rất nhiều trang báo mạng nổi tiếng trên thế giới như Dailymail, People, Buzzfeed hay The Sydney Morning Herald đăng tải.




Các trang báo mạng đồng loạt đưa tin về câu chuyện cô gái trẻ đưa tấm bìa in hình cha đi du lịch khắp châu Âu.

Sau khi được đăng tải, câu chuyện cảm động của Jinna Yang đã lấy đi nước mắt của rất nhiều độc giả. Nhiều người lên tiếng khen ngợi lòng hiếu thảo và tình yêu mà cô dành cho cha. Thậm chí, nhiều độc giả cũng liên tục động viên, khích lệ tinh thần để Jinna có thể sớm vượt qua được cú shock tinh thần và hướng đến tương lai tươi đẹp phía trước. Độc giả có nickname Darleen M bình luận "Đây là những bức ảnh đẹp nhất mà tôi từng được xem. Cảm ơn vì đã đăng tải chúng. Hy vọng bạn sẽ sớm vượt qua được nỗi đau này. Yêu bạn nhiều. Lời nhắn từ Canada".



Câu chuyện của Jinna đã lấy đi nhiều nước mắt của độc giả.

Tuy nhiên, khi nhìn vào những bức ảnh mà Jinna Yang chụp cùng tấm bìa in hình cha, nhiều người đã đặt ra nghi vấn rằng đây chỉ là những sản phẩm của photoshop, chứ không hề có chuyện cô gái trẻ tự mình mang theo tấm ảnh của cha đi du lịch khắp châu Âu.

Một độc giả có nickname Avutunnat nhận xét "Thật đáng nghi. Nếu như ai đã từng biết qua về thủ thuật photoshop sẽ có thể nhận ra một số chi tiết vô lý như sau:

(1) Trong bức ảnh ở tháp Eiffel (Paris, Pháp), bạn không thể nhìn thấy đường cắt giữa 2 chân của tấm bìa. Nếu đó là đường cắt giữa 2 chân thì bạn sẽ nhìn thấy đưỡng cắt đó ở trên những tấm gạch men.

(2) Trong bức ảnh tháp nghiêng Pisa, tấm bìa có bóng ở cả phía trước và sau. Đáng ngạc nhiên hơn là cô gái cũng không có bóng trên nền đất.

(3) Trong bức ảnh ở Blue Lagoon, Iceland, lại một lần nữa, phần đường cắt giữa 2 chân đâu? Nếu không có đường cắt ở đó, vậy chứng tỏ tấn bìa trong bức ảnh này lại khác với những bức ảnh khác à?".


Một độc giả nước ngoài lên tiếng khẳng định một số bức ảnh của Jinna là sản phẩm của photoshop.

Theo đó, một độc giả có nickname Hà Kiều lên tiếng "Vầng. Với kinh nghiệm làm photoshop của mình thì xin khẳng định những bức trên là ảnh ghép 100%, quan sát bức chụp ở tháp Eiffel thì bức ảnh người cha có viền màu trắng dọc theo cánh tay còn những bức ảnh khác thì không, kĩ thuật cắt ghép ở các bức khác rất vụng về, phần bóng đổ của bức ảnh chụp ở tháp nghiêng rất vô lí, người cha có bóng còn cô gái thì không. Tình cảm cô ấy dành cho người cha thế nào mình không biết nhưng hi vọng cô ấy sẽ làm việc có ích nhiều hơn."


Tháp Eiffel, Paris, Pháp. 

"Đồng ý kiến với Hà Kiều là có mấy tấm Photoshop rõ ràng. Có thể chỉ ra ở đây là bóng tấm hình ở tháp nghiêng Pisa vì xử lý hướng bóng và kích thước bóng quá lộ, Nhà thờ Thánh Paul, với người từng dùng máy ảnh thì cũng thấy được độ sáng bất thường của da mặt, nếu đánh Flash thì phần quang cảnh xung quanh cần sáng đồng bộ; Duomo Florence, Italy: ghép rõ ràng, quan sát phần ảnh ghép ở phần chân và quang cảnh xung quanh thì sẽ thấy độ phân giải quá chênh lệch, điểm ảnh và chất lượng ảnh của 2 bố con bị vỡ hạt", độc giả CuongX đồng tình nhận xét.


Độ phân giải chênh lệch trong bức ảnh ở Duomo, in Florence, Italy. 


Tháp nghiêng Pisa, Italy. Trong khi bức ảnh in hình cha có bóng đổ thì cô gái lại không hề có bóng dưới nền.

Bức ảnh được Jinna giới thiệu chụp tại tại Blue Lagoon, Iceland. 

Ngoài những nghi vấn trên, một độc giả khác cũng nhanh chóng tìm ra điểm đáng chú ý trong bức ảnh được chụp tại Thác Skogafoss, Iceland của cô gái trẻ. Trước đó, trên trang blog của mình, Jinna từng đăng bức ảnh của mình bên dòng thác hùng vĩ. So sánh bức ảnh này và bức ảnh chụp cùng tấm bìa của cha, người xem có thể thấy khung cảnh y hệt nhau. Độc giả này nhận xét "Khung cảnh thì giống nhau y hệt. Còn tay của cô gái kia nữa, nếu như bình thường, chắc không mấy ai tạo dáng gượng gạo như kia đâu. Rõ là có ý định ghép ảnh từ trước".


Bức ảnh được đăng tải trước đó trên trang blog của Jinna.


Và bức ảnh được cho là ghép tấm ảnh của cha vào.

Từ hàng loạt những nghi vấn trên, rất nhiều người đã đưa ra kết luận, Jinna chỉ ghép ảnh cha vào những bức ảnh cô từng đi du lịch, chứ không hề có câu chuyện cảm động như cô chia sẻ trên trang blog của mình. Bởi vậy, khá nhiều người đã lên tiếng chỉ trích sự lừa dối của cô gái. Một độc giả bình luận "Với không một bức ảnh nào là thật thì câu chuyện và tình yêu của cô dành cho bố mình có là thật hay không ??". 

Tuy nhiên, trên các trang báo mạng nước ngoài, nhiều cư dân mạng vẫn không quá quan tâm đến chi tiết các bức ảnh bị photoshop bởi theo họ, tình cảm của cô gái dành cho cha mới là điều đáng quý.