Kiểm tra độ phù hợp
Có nghĩa là xem thử mức độ chân thành của bạn dành cho tình yêu đã đúng mức hay chưa? Có nhiều quá hay ít quá không? Hoặc là cũng có thể sự chân thành của bạn không thể hiện đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Đối với tình đầu, chân thành chắc hẳn sẽ nhiều nhất và nếu đến mối tình thứ hai, thứ ba, mức độ chân thành giảm đi. Lúc đó bạn sẽ bắt đầu mang theo người bạn “cảnh giác” bên cạnh mình, chính bạn ấy đã làm cho bạn không kiểm soát được mức độ của sự chân thành. Nhưng đó không phải là người bạn xấu, vì “cảnh giác” sẽ giúp bạn trở thành người trưởng thành hơn, có bản lĩnh hơn trong tình yêu.
Trong tình yêu, bất cứ gia vị nào cũng có ưu và nhược điểm của nó: lãng mạn, quan tâm, ghen tuông và cả chân thành. Ngoài ưu điểm, chân thành thường có những nhược điểm là quá nhiều sẽ thành mù quáng, quá ít sẽ khiến người yêu cảm thấy không sâu đậm, trao không đúng đối tượng sẽ khiến trái tim bạn bị tổn thương, trao mà đòi nhận lại sẽ khiến chân thành trở thành món hàng. Nếu bạn biết được những nhược điểm của sự chân thành mà bạn đang nêm vào tình yêu của mình thì chắc chắn không cần níu giữ, tình yêu vẫn sẽ tự nhiên ở lại bên bạn mà thôi.
Thay đổi – bổ sung thêm “vị” mớiNgoài chân thành ra, tình yêu còn cần rất nhiều “vị” khác nữa. Chẳng hạn như sự lãng mạn, sự bí ẩn, sự mới mẻ, ghen tuông… trong tình yêu. Một điều thú vị nữa là vị của lừa dối nhiều khi sẽ giúp tình yêu của bạn có màu sắc hơn, mặc dù lừa dối là kẻ đối đầu với chân thành, nhưng có chiếc gương phản chiếu thì bạn mới nhìn thấy khuôn mặt thật của mình. Tình yêu cần có chút vị dối lừa để biết được chân thành là cần thiết. Nhưng đừng dối trá quá nhiều và quá lớn, chỉ nên nêm vừa đủ khi cần thiết thôi. Chẳng hạn khi người yêu bạn đang lạnh dần với bạn, hãy nói với họ rằng bạn đang có người để ý (dù có thật hay không) để họ nhận ra giá trị của bạn.
Đừng khai thật tất cả mọi điều về bạn, bởi nếu biết trong hang núi có gì rồi, người yêu bạn sẽ không còn thấy thú vị nữa, hãy để họ cảm thấy bạn mơ hồ, họ sẽ muốn giữ và có tình yêu của bạn nhiều hơn. Bạn biết đấy, điều gì có nhiều quá cũng không tốt, kể cả chân thành. Bạn yêu chân thành, dâng hiến hay quan tâm, chăm sóc… nhưng bạn quên mất đôi khi trong tình yêu, cho đi không có nghĩa là không cần nhận lại, bởi có khi người được nhận sẽ muốn cho lại bạn tình yêu của họ, nhưng vì bạn dành quá nhiều chân thành cho họ nên họ lại không có cơ hội để thể hiện tình yêu với bạn. Thế nên, điều gì cũng vừa đủ thôi, biết cách nêm đều vị cho tình yêu cũng giống như bạn đang nấu một nồi soup ngon vậy đó.
Buông tay để nắm lấy tình yêu khácNếu quả thực bạn rất khó để thay đổi sự chân thành của mình với tình yêu thì hãy làm ngược lại, đó là đừng cố gắng trao chân thành mà hãy tìm người đáng để nhận sự chân thành của bạn để mà yêu. Lúc đó đừng níu giữ tình yêu cũ khi nó không còn phù hợp với mình, cho mình cơ hội mới trong tình yêu cũng chính là giúp mình học cách buông tay để nắm lấy những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
Tạm kếtYêu không đơn giản và để giữ được tình yêu lại càng khó. Yêu chân thành, nhưng đừng yêu mù quáng. Bởi vậy, dù đôi lúc những điều đẹp đẽ bạn dành cho tình yêu của mình nhưng không được đền đáp, đừng vội đau buồn mà hãy học cách cân bằng chúng, để sẵn sàng trao chúng cho người cũng yêu thương bạn chân thành.