Phương chuẩn bị đồ nghề trước khi đi quay (chụp)
Đồ nghề của một Food StylistNhững bức ảnh làm bạn ứa nước miếng chết thèm về các món ăn trên tạp chí
hay trên menu nhà hàng là thành quả lao động của 1 công việc rất độc:
Food stylist. Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới công việc này
chưa hề có một trường lớp nào giảng dạy vì thế đòi hỏi người làm Food
Stylist phải có lòng yêu nghề và sự hiểu biết phong phú trong lĩnh vực
ẩm thực. Là một hotboy thế hệ 8x nhưng Phương nấu ăn rất cừ cộng với đôi mắt nghệ
thuật giúp anh í tạo ra được những bức hình đắt giá về ẩm thực khiến
cho người xem phải nuốt nước miếng ừng ực.
Chào anh Phương. Anh có thể chia sẻ một chút về Food Stylist – một nghề nghe thật là lạ mà mình đang làm không?Food Stylist là người tạo ra phong cách cho món ăn. Có thể gọi đơn giản là thiết kế và trình bày ra một món ăn đẹp mắt theo yêu cầu của khách hàng. Nghề này thì trên thế giới cũng đã có lâu rồi, riêng Việt Nam thì mới đầu bắt được chú ý từ 7 đến 8 năm nay và phát triển mạnh nhất là 2,3 năm gần đây.
Anh có thể ví dụ những cái đơn giản cho các bạn cùng hiểu rõ hơn về công việc thú vị này không?À, ví dụ như khách hàng là một thương hiệu mì gói. Food Stylist có nhiệm vụ tư vấn nguyên liệu thích hợp cho khách hàng chọn làm bao bì sản phẩm, sao cho sản phẩm bắt mắt nhất có thể mà vẫn không bị hòa lẫn vào những bao bì sản phẩm khác cùng loại. Hay khi làm stylist cho một món ăn chẳng hạn, Food Stylist sẽ phải chọn vật liệu sao cho bức ảnh phải thật đẹp và thật nổi bật tính chất của món ăn. Nếu là món cơm gạo lức thì sẽ sử dụng màu hồng làm chủ đạo, những phụ kiện xung quanh đều phải là màu hồng (bát đũa) hoặc đỏ (cà chua) hay cơm lá cẩm thì sẽ dùng tong màu phụ kiện là màu tím. Đơn giản là vậy!
Ẩm thực là niềm đam mê Hiện ở Sài Gòn có khoảng bao nhiêu người có thể được gọi là Food Stylist chuyên nghiệp, thưa anh?Cái này thì thật ra mình cũng không thế đưa ra con số cụ thể. Vì đa số mọi người hiện nay làm nghề này theo kiểu đam mê ẩm thực, thích sắp xếp và chụp thôi. Còn để gọi là chuyên nghiệp thật sự thì chắc cũng không nhiều.
Công việc thường ngày của một Food Stylist là sẽ làm gì anh nhỉ?Công việc thường ngày của một Food Stylist là chọn lựa nguyên liệu và tìm hiểu về những nguyên liệu đó để ứng dụng thích hợp vào sản phẩm của mình. Thường là thực hành trên nguyên liệu thực tế và kiểm tra thông tin trên mạng để tìm được những nguyên liệu mới độc đáo hơn. Hoặc là đi tìm những chủ đề mới, sáng tạo cho sản phẩm độc đáo hơn để tránh đi vào lối mòn quen thuộc.
Những mẫu sản phẩm bắt mắt của chàng trai 8x Theo anh, đâu là công đoạn quan trọng nhất khi làm stylist cho một sản phẩm?Đó là trí tưởng tượng. Khi khách hàng đưa ra cho anh một gói mì thì anh phải phát họa ra được cảnh 3D của bát mì sau khi nấu, phải tưởng tượng ra từ cách sắp xếp đến nguyên liệu sử dụng trên bát mì (tôm, thịt, rau, ớt…) sao cho hình ảnh đến với khán giả một cách hoàn hảo nhất.
Công việc mới lạ và độc đáo này có phải là công việc giúp người ta có thể thành “đại gia một ngày không xa”?Thật sự mà nói thì Food Stylist là người có khả năng kiếm tiền tốt. Một ngày lao động, họ có thể được trả 3.000usd, một tấm ảnh sẽ được trả từ 200 – 500usd là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, đây là công việc không thường xuyên vì không phải lúc nào chúng ta cũng có khách hàng tìm đến liên tục mỗi ngày. Nên một Food Stylist có mối quan hệ tốt và tay nghề cao thì chắc chắn sẽ rất ổn về kinh tế.
Một điều ngoài lề là Food Stylist kiếm tiền nhiều nhưng sẽ phải đổ vào chuyện khác. Đó là đầu tư nguyên vật liệu làm nghề. Ví dụ mình đã từng mua vài triệu đồng chén sứ Minh Long đem về cắt đôi để tạo hình cho bộ ảnh, chụp hình cho báo. Ngoài ra, Food Stylist còn phải đi du lịch đến nhiều nơi để cảm nhận văn hóa ẩm thực và dùng nó làm cảm hứng sáng tạo cho công việc của mình. Luôn luôn phải trao dồi như thế!
Đa số vật liệu làm món ăn để chụp quảng cáo đều là giả, có hóa chất và không ăn được
Hiện nay, ở Sài Gòn hầu như chưa có một trường lớp nào mở dạy nghề này. Vậy theo anh, các bạn trẻ nếu muốn đi theo nghề sẽ cần gì và làm gì?Các bạn cần bắt đầu từ việc tìm hiểu các kiến thức cần thiết như là: kiến thức sâu về ẩm thực, các kỹ năng làm bếp – làm bánh chuyên nghiệp, trang trí và phối màu, tư duy tốt bố cục, tìm hiểu về cách chụp ảnh và chọn ánh sánh – góc chụp để dễ dàng trao đổi với nhiếp ảnh ý đồ nghệ thuật của mình. Đặc biệt là những kỹ thuật để xử lý món ăn. Ví dụ như cách giữ màu cho món ăn tươi ngon, cách giữ cho mì không nở dưới nhiệt độ cực nóng quả máy quay sau nhiều giờ, cách làm khói giả cho món ăn…
Lý do mà anh đã chọn công việc đòi hỏi quá nhiều thứ tỉ mỉ như thế này?Lúc nhỏ nhà mình có rất nhiều tạp chí nước ngoài, trong đó thì toàn là hình ảnh đẹp và ẩm thực. Xem hoài thì thành đam mê. Khi đang cho một tòa soạn, mình được chọn làm BTV cho tờ báo ẩm thực…. Sau một thời gian dài làm nghề và tham khảo thêm thông tin trên mạng, mình mới biết công việc đang làm có tên Food Stylist.
Đơn giản nhưng không kém phần tinh tế Nhà hàng mà anh đang làm chủ là động lực để anh trở thành một Food Stylist nổi tiếng hay chính công việc của một Food Stylist đã giúp anh có hứng thú trong công việc kinh doanh?Thật ra chẳng có cái nào dẫn dắt đến cái nào cả (cười). Ngay từ nhỏ mình đã rất thích ẩm thực và đã xác định sẽ chỉ làm về ẩm thực thôi. Từ công việc BTV đến làm Food stylist, mở nhà hàng, công ty quảng cáo – mình đều chỉ hướng về đam mê ẩm thực, ngoài ra không nhận thêm cái gì khác.
Từ biên tập viên tạp chí đến một người làm kinh doanh nhà hàng, công ty quảng cáo, Food Stylist chuyên nghiệp – Liệu mọi thứ có quả tải với anh không?Như đã nói, tất cả đều là đam mê nên mình thấy rất thoải mái với nó. Khi bạn thích thì bạn sẽ không nghĩ nó là công việc nữa, mà đơn giản là niềm vui thôi. Niềm vui thì không quá tải bao giờ.
Công việc luôn đem niềm vui đến cho Phương Cám ơn anh. Chúc anh ngày càng thành công với công việc thú vị mà mình đang theo đuổi.