Đối diện rủi ro tài chính, hội độc thân làm thế nào để cân bằng chi tiêu?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 09:00 04/11/2022
Chia sẻ

Dù chưa phải lo lắng nhiều cho gia đình riêng, người độc thân vẫn có một số thách thức nhất định trong câu chuyện quản lý tài chính cá nhân. Dưới đây là một số lưu ý bổ ích giúp hội độc thân chi tiêu, tiết kiệm và dự phòng rủi ro một cách hiệu quả, thông minh hơn.

Thiết lp mc tiêu rõ ràng

Quản lý tài chính mà thiếu đi mục tiêu cũng giống như một hành trình không có điểm đích. Sự vô định và mông lung sẽ nhanh chóng làm bạn nản chí và từ bỏ chỉ sau một thời gian ngắn theo đuổi. Trong khi đó, mục tiêu rõ ràng không chỉ khích lệ tinh thần, tạo động lực mạnh mẽ, mà còn giúp bạn tập trung và sáng suốt hơn trong việc xác định đâu là con đường phù hợp để đạt được điều mà mình mong muốn. Chúng sẽ vừa là sức đẩy, vừa là kim chỉ nam để hướng bạn di chuyển đúng đắn, sớm đạt được trạng thái tự chủ tài chính.

Đối diện rủi ro tài chính, hội độc thân làm thế nào để cân bằng chi tiêu? - Ảnh 1.

Phân b ngân sách hp lý

Phân bổ ngân sách là nền tảng quan trọng trong mọi kế hoạch chi tiêu. Thế nhưng, người độc thân thường có xu hướng bỏ qua bước này vì e dè cảm giác ràng buộc và mất tự do. Nhưng trong thực tế, đây lại là một công cụ hiệu quả giúp bạn ổn định tài chính, mang đến sự tự chủ lâu dài và hạn chế những lo nghĩ không đáng có.

Bằng việc liệt kê chi tiết những nhu cầu thiết yếu, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên và phân bổ chi phí phù hợp cho từng hạng mục, người độc thân có thể nắm bắt và dự toán được dòng tiền của mình sẽ đi về đâu và phục vụ cho những mục đích gì. Một bảng ngân sách hiệu quả không chỉ hạn chế việc "vung tay quá trán" mà còn giải phóng bạn khỏi tâm lý mơ hồ và bất an về tình hình tài chính cá nhân.

Đối diện rủi ro tài chính, hội độc thân làm thế nào để cân bằng chi tiêu? - Ảnh 2.

Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo một số quy tắc thú vị như 6 chiếc lọ hoặc 50/30/20, hiệu chỉnh chúng và xây dựng cho riêng mình một mô hình ngân sách phù hợp nhất.

Ch đng làm qu d phòng

Một trong những lợi thế tài chính của người đã lập gia đình là có từ 2 nguồn thu nhập trở lên, hoặc chí ít là một trong hai người sẵn sàng làm việc để chia sẻ chi phí khi cần thiết. Trong trường hợp vẫn còn độc thân, hiển nhiên, bạn sẽ thiếu đi sự tương hỗ này.

Vì vậy, một quỹ dự phòng tương đương từ 6 - 12 tháng sinh hoạt phí sẽ là tấm khiên bảo vệ cần có khi sống độc thân. Để xây dựng quỹ dự phòng, bạn nên bắt đầu với mục tiêu 1 tháng. Khi thói quen dần được hình thành, hãy tiếp tục tích lũy để đạt được mốc 3, 6, 9 và cuối cùng là 12 tháng.

Đối diện rủi ro tài chính, hội độc thân làm thế nào để cân bằng chi tiêu? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu một điều rằng, chi phí chữa trị và khắc phục rủi ro trong thực tế thường lớn hơn gấp nhiều lần so với số tiền có thể tích góp được. Thế nên, thay vì vét sạch tiền tiết kiệm, chật vật vay mượn hay trở thành gánh nặng của người thân, mua bảo hiểm sẽ là một lựa chọn khôn ngoan để giảm thiểu tối đa tổn thất cho bạn về cả tài chính lẫn tinh thần.

Việc sở hữu các gói bảo hiểm cũng không hề phức tạp như bạn nghĩ, tất cả nhờ vào sự phát triển của công nghệ và tính tiện lợi của TMĐT. Ngay trên ứng dụng Shopee, người dùng có thể chủ động tìm hiểu thông tin, so sánh sản phẩm và trang bị cho mình những giải pháp bảo vệ phù hợp, được cung cấp bởi các công ty bảo hiểm hàng đầu trên thị trường như Fuse, PasarPolis, Igloo và FWD. Nổi bật, từ ngày 7 - 14.11, khi mua bất kỳ sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ nào trên Shopee, người dùng sẽ nhận được ngay 1 voucher mua sắm trị giá 150.000 đồng. Thông tin chi tiết có ti đây.

Điu chnh thói quen mua sm

Khi chưa có người phụ thuộc và thiếu đi sự giám sát từ vợ/chồng, hội độc thân thường có xu hướng "rút ví" một cách tùy hứng và thiếu cân nhắc hơn người đã lập gia đình.

Dù mang đến tâm lý thoải mái, nhưng xét về lâu dài, thói quen này không chỉ gây lãng phí mà còn "ăn mòn" mọi nỗ lực và mục tiêu tài chính cá nhân của bạn.

Đối diện rủi ro tài chính, hội độc thân làm thế nào để cân bằng chi tiêu? - Ảnh 4.

Thế nên, thay vì tiêu tiền bốc đồng, hãy trở thành một người tiêu dùng sáng suốt và thông thái hơn. Lập danh sách mua sắm, luôn so sánh giá, tìm hiểu kỹ quy định đổi trả, áp dụng quy tắc chờ 24H hoặc 48H cho những món hàng đắt tiền... sẽ là những mẹo bổ ích giúp bạn tiêu tiền một cách khôn ngoan hơn. Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên sử dụng những công cụ thanh toán tiện lợi như ví điện tử ShopeePay để tận dụng tối đa các ưu đãi giảm giá, giúp mua sắm hàng hóa và dịch vụ với chi phí tiết kiệm nhất.

Đối diện rủi ro tài chính, hội độc thân làm thế nào để cân bằng chi tiêu? - Ảnh 5.

Ngoài những khuyến mãi khi thanh toán đơn hàng Shopee, đặt món ShopeeFood, chi trả các loại hóa đơn thiết yếu, trong tháng 11 này, ví ShopeePay còn giới thiệu đa dạng ưu đãi khác phục vụ cho nhu cầu du lịch và giải trí dịp cuối năm như mua vé xem phim 1 tặng 1, giảm từ 15 - 50% khi đặt vé xe liên tỉnh, vé máy bay và phòng khách sạn. Riêng người dùng lần đầu kích hoạt ví ShopeePay sẽ nhận ngay 1 voucher mua sắm trên Shopee trị giá 80.000 đồng cùng nhiều đặc quyền hấp dẫn khác.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày