Câu chuyện được chia sẻ trên nền tảng Toutiao đang nhận về nhiều sự quan tâm của netizen.
“Tôi tên Tịnh Văn, năm nay 30 tuổi, là trưởng phòng của một công ty chuyên về tài chính ở Thâm Quyến (Trung Quốc). Hôm nay, tôi muốn sẻ câu chuyện về cô giúp việc của gia đình mình, người đã gắn bó với nhà tôi đã 10 năm, mà tôi thật vô tâm cho đến một ngày bản thân thật sự thức tỉnh khi đọc được bài văn tả người yêu quý nhất nhà của cậu con trai 8 tuổi”, cô mở đầu.
Theo lời Tịnh Văn, bà Tần (năm nay 60 tuổi) là người cùng quê với mẹ của cô, đã lên giúp việc cho nhà Tịnh Văn đến nay đã 10 năm - tính cả thời gian bà Tần làm giúp việc trong nhà bố mẹ Tịnh Văn, sau này khi cô có con và ra ở riêng thì bà Tần là người đi theo để chăm sóc. Cũng chính bà là người chăm sóc con trai của cô - Đức Bằng từ khi mới lọt lòng đến nay.
Tịnh Văn vì bận rộn công việc nên không có nhiều thời gian ở bên cạnh con, ở nhà thì có bà Tần lo, chuyện học hành thì thuê gia sư dạy kèm. Vài tháng trở lại đây, công ty gặp khó khăn nên Tịnh Văn càng bận rộn hơn, có những ngày cô phải ở nhà tăng ca đến khuya mới về nhà.
Song, có những hôm tới 12, 1h sáng cô vẫn thấy bà Tần chưa đi ngủ, có hôm thì đang ngồi khóc, gặng hỏi thì bà Tần chỉ trả lời là đang có chuyện gia đình. “Mấy hôm sau, bà ấy có xin tôi, muốn về quê 1 tuần vì chồng ốm và muốn xin ứng trước 3 tháng lương.
Nói thật tiền thì không sao nhưng giờ nhà tôi đang bận rộn như vậy, bà ấy mà về nữa thì nhà loạn lên mất. Nên tôi có nói rằng sẽ gửi tiền nhưng muốn bà Tần cân nhắc, con cái bà cũng đông, để nếu chồng bà Tần không ốm nặng thì thôi đừng về cũng được. Bà Tần chỉ im lặng, bà cũng hiểu nội tình trong nhà lúc này nên không nói thêm câu gì, chỉ ậm ừ cho qua”.
Đã 3 ngày qua đi, như thường lệ vào 10h sáng sau khi bước ra từ một cuộc họp căng thẳng, Tịnh Văn mở điện thoại ra kiểm tra thì phát hiện 2 cuộc gọi nhỡ từ giáo viên chủ nhiệm của con trai Đức Bằng. Cô sốt ruột gọi lại thì được cô giáo thông báo rằng muốn gọi để thông báo về tình hình học tập, nhắc đến bài văn tả người yêu quý nhất nhà được điểm cao nhưng có nhiều chi tiết, phụ huynh cần đọc. Thế nên, cô giáo đã chụp lại và gửi qua Wechat, mong Tịnh Văn sẽ đọc.
“Không chần chừ, tôi mở ra xem ngay. Bài văn với đề bài: Hãy kể về 1 kỷ niệm với người bạn yêu quý nhất trong gia đình. Và người mà con trai tôi tả là bà Tần - không phải tôi. Con tôi nói rằng bà Tần là người nó yêu quý vì luôn ở bên, chăm sóc và chiều chuộng nó, như một người bà đúng nghĩa. Điều này thì tôi cũng phần nào hiểu được.
Song, có một chi tiết trong lời kể của con trai khiến tôi sốc và về nhà ngay lập tức. Đó là con trai kể chuyện gia đình bà Tần. Hóa ra chồng bà sau khi đi khám đã phát hiện bị bệnh nan y, cần rất nhiều tiền để phẫu thuật nếu không sẽ không kịp. Bà ấy vì biết tôi đang gặp khó khăn nên chẳng dám hỏi vay, đã xin nhưng chưa dám về vì những lời tôi nói hôm trước. Chưa dừng lại ở đó, qua lời con trai, tôi càng hiểu thêm được những điều bà Tần đã làm cho gia đình.
Bà mỗi năm đều không về quê vì sợ mẹ con tôi ở đây cô đơn một mình. Biết tôi một bình nuôi con cực nhọc nên bà ấy thậm chí còn cho con trai tôi một ít tiền tiêu vặt, ghi nhớ tất tần tật những món mà cả hai mẹ con tôi đều thích ăn hay dị ứng,... Những hôm ốm đau đều không dám nghỉ việc.
Tôi nhận ra mình đã quá vô tâm”, Tịnh Văn nhớ lại.
Thấy thế, cô lập tức lái xe về nhà. Sau khi ngồi xuống hỏi han, cô còn nghe bà Tần kể thêm rằng hiện tại tình hình ông nhà đã khá hơn, có em gái cùng các cháu của bà Tần đang ở quê chăm sóc.
Bà Tần tính ngày mổ mới về, vì cũng đã xin ứng lương, gửi hết tiền tiết kiệm về quê và cũng đang chạy vạy để có thêm tiền phẫu thuật. Bà Tần cũng tiết lộ thêm chuyện các con bà tuy đông nhưng gia cảnh đều nghèo, có đứa đi làm xa nên bà cũng không dám kể hay hỏi chuyện tiền nong, sợ làm phiền các con.
Tịnh Văn đưa cho bà Tần 300.000 NDT (khoảng hơn 1 tỷ đồng) - có cả tiên của tôi và mẹ, sau khi tôi gọi điện kể câu chuyện cho bà. Ở bên nước ngoài, bà gửi cho tôi 150.000 NDT (khoảng 500 triệu) để cho bà Tần. Tôi với bà Tần là cho bà vay lúc nào có trả lại cho bà yên tâm nhưng thực chất Tịnh Văn cũng không cần lấy lại. Sau đó, cô lấy xe chở bà Tần ra bến xe, bắt xe về quê ngay. “Tôi nói với bà Tần cứ an tâm về quê lo liệu mọi việc thì hẵng lên, mọi chuyện trên này đã có tôi lo”, Tịnh Văn nói thêm.
Câu chuyện sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội nhận về rất nhiều sự quan tâm từ netizen. Ai nấy đều cho rằng đây là một câu chuyện đẹp, nhân văn, đồng thời cũng mong tìm được người giúp việc tận tâm như bà Tần. Mẹ con Tịnh Văn quả là may mắn.