Doanh nghiệp Việt lao đao vì hacker: Cơ hội nào cho GenZ theo học An ninh mạng?

Quang Vũ, Theo Thanh niên Việt 08:00 24/07/2025
Chia sẻ

Gần đây, nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam như ngành năng lượng, ngân hàng, bệnh viện và cơ quan truyền thông đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.

Đáng báo động, có ngân hàng trong nước bị tin tặc chiếm đoạt tới 100 tỷ đồng, cho thấy mức độ nghiêm trọng và thiệt hại ngày càng lớn từ các mối đe dọa an ninh mạng.

Hacker ngày càng tinh vi, doanh nghiệp ngày càng yếu thế

Tấn công mạng giờ đây đang xảy ra, mỗi ngày, mỗi giờ. Từ các doanh nghiệp công nghệ lớn đến tổ chức tài chính, bệnh viện hay trường học – không ai được miễn nhiễm. Tình trạng bị nhiễm mã độc, xâm nhập để lấy cắp dữ liệu nội bộ hay các cuộc tấn công DDoS có chủ đích ngày càng nhiều và tinh vi.

Khảo sát được Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) thực hiện hồi cuối năm 2024 cũng cho thấy, có tới 52,89% số doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam chưa có đầy đủ các giải pháp công nghệ để ứng phó sự cố an ninh mạng; 56,16% chưa có đủ nhân sự chuyên trách về an ninh mạng; năm 2024 có tới 659.000 vụ tấn công an ninh mạng khác nhau, ảnh hưởng tới khoảng 46,15% cơ quan, doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt với hàng loạt mối nguy từ ransomware, phishing, DDoS, xâm nhập hệ thống đến tình trạng rò rỉ dữ liệu nội bộ. Báo cáo của NCA cho biết có tới 14,6 % tổ chức từng bị mã độc tống tiền, trong khi 26,1 % ghi nhận các cuộc tấn công có chủ đích kéo dài (APT) .

Doanh nghiệp Việt lao đao vì hacker: Cơ hội nào cho GenZ theo học An ninh mạng?- Ảnh 1.

Doanh nghiệp Việt lao đao bởi các hình thức tấn công mạng ngày càng tinh vi

Tuy nhiên, nguyên nhân gây thiệt hại lớn nhất lại không nằm ở công nghệ, mà ở con người. Hơn 56% doanh nghiệp chưa có đội ngũ chuyên trách An toàn thông tin. Việc đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố gần như bị bỏ ngỏ. Nhiều đơn vị chỉ đầu tư hệ thống rồi… dừng hoạt động vào ban đêm, tạo kẽ hở cho tin tặc tấn công .

Chính những hạn chế này đang khiến doanh nghiệp chịu rủi ro về mất dữ liệu, gián đoạn hoạt động, ảnh hưởng đến uy tín và tài chính.

Doanh nghiệp Việt lao đao vì hacker: Cơ hội nào cho GenZ theo học An ninh mạng?- Ảnh 2.

Sinh viên thực hành mô phỏng các tình huống tấn công mạng thực tế từ doanh nghiệp từ đó đưa ra giải pháp khắc phục

Đào tạo nhân lực An ninh mạng: Cần cả số lượng và chất lượng

Thực tế cho thấy Việt Nam đang thiếu hụt hàng chục nghìn chuyên gia ATTT mỗi năm và nhiều doanh nghiệp phải thuê chuyên gia nước ngoài với chi phí cao, trong khi sự chủ động nội bộ bị hạn chế.

Vai trò của chuyên gia an ninh mạng không chỉ nằm ở việc giám sát hệ thống, mà còn là nhiệm vụ chung của toàn tổ chức. Khi chuyển đổi số được thúc đẩy mạnh, lực lượng này cần được trang bị kiến thức sâu ở cả kỹ thuật lẫn kỹ năng phản ứng nhanh để đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống thông tin.

Doanh nghiệp Việt lao đao vì hacker: Cơ hội nào cho GenZ theo học An ninh mạng?- Ảnh 3.

Sinh viên FPT Jetking được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao với chương trình chuẩn quốc tế

Trước thực trạng cấp thiết, chương trình Quản trị An ninh mạng tích hợp AI tại FPT Jetking đã được thiết kế theo định hướng thực chiến, giúp sinh viên phát triển toàn diện cả kỹ năng kỹ thuật lẫn tư duy ứng dụng. Với 70% thời lượng học tập tập trung vào thực hành, bao gồm mô phỏng các tình huống tấn công, phòng thủ và vận hành hệ thống SOC trong môi trường giả lập.

Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm từ hệ sinh thái FPT cùng các dự án thực tế từ doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để sinh viên không chỉ nắm chắc lý thuyết mà còn có thể ứng dụng ngay sau khi tốt nghiệp.

Doanh nghiệp Việt lao đao vì hacker: Cơ hội nào cho GenZ theo học An ninh mạng?- Ảnh 4.

Sinh viên có cơ hội cọ xát thực tiễn thông qua các buổi workshop với chủ đề hot cùng chuyên gia trong ngành An ninh mạng

Một điểm đặc biệt của chương trình tại FPT Jetking là tích hợp kiến thức về AI. Với 96 giờ đào tạo chuyên sâu và khoá học bổ trợ từ các nền tảng như Coursera, sinh viên được tiếp cận cách AI được ứng dụng trong an ninh mạng: từ phát hiện hành vi bất thường, phân tích nhật ký hệ thống, đến cảnh báo sớm các rủi ro trước khi xảy ra.

"Khi tấn công mạng ngày càng tinh vi, nhanh và ẩn danh, việc ứng dụng AI giống như có thêm một đôi mắt siêu phàm. Nhưng để AI hỗ trợ hiệu quả, người điều khiển – chính là các bạn sinh viên – phải đủ trình độ hiểu và làm chủ nó," đại diện FPT Jetking cho biết.

Doanh nghiệp Việt lao đao vì hacker: Cơ hội nào cho GenZ theo học An ninh mạng?- Ảnh 5.

Sinh viên FPT Jetking thực hành ứng dụng AI trong việc kiểm tra, phát hiện lỗ hổng hệ thống

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng tinh vi, con người vẫn là điểm yếu lớn nhất trong chuỗi an ninh mạng doanh nghiệp. Đào tạo chuyên sâu và thực chiến như mô hình của FPT Jetking không chỉ giúp xây dựng nền tảng an toàn mạng vững chắc mà còn giúp doanh nghiệp chuyển từ tư duy "phòng ngự thụ động" sang phòng ngừa chủ động.

Các bạn trẻ thế hệ 2k7, 2k8 nếu được đào tạo đúng hướng, hoàn toàn có thể trở thành lực lượng tiên phong trong việc bảo vệ không gian mạng quốc gia, một nền tảng không thể thiếu trong thời đại số hóa.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày