Một trong những vấn đề của tình yêu hiện đại là việc chúng ta “chấp nhận” những thói quen độc hại. Chúng ta tôn thờ tình yêu lãng mạn, nam nữ được cổ xúy “vật hóa” lẫn nhau và mối quan hệ của họ, bạn thường coi người yêu như một chiến lợi phẩm, hơn là ai đó để chia sẻ những cảm xúc tương hỗ.
Đâu có ai biết tìm lời khuyên tình yêu ở đâu: Những cuốn self-help ngớ ngẩn? Bố mẹ thì chắc cũng không được rồi.
Bạn có thể hoài nghi những điều dưới đây, nhưng nó đều được nghiên cứu bởi các chuyên gia tâm lý. Đây chính là 6 thói quen độc hại mà nếu được, hãy loại bỏ khỏi mối quan hệ ngay lập tức.
Có một thói quen “ghi nợ” trong mối quan hệ khi một người luôn lôi quá khứ của bạn ra chì chiết. Nếu cả hai người đều làm như vậy, mối quan hệ sẽ biến thành một trận chiến xem ai làm sai nhiều hơn, ai mắc nợ người kia nhiều hơn.
Tại sao nó lại độc hại? Việc ghi nợ trong mối quan hệ khiến bạn giải quyết vấn đề một cách lệch lạc; bạn không chỉ tập trung vào vấn đề trong quá khứ thay vì hiện tại mà còn xoáy sâu vào tội lỗi trong quá khứ của đối phương để khống chế họ, khiến họ cảm thấy tội lỗi vì hiện tại. Nếu vấn đề này tiếp diễn liên tục, cả hai sẽ chỉ tốn thời gian để chứng minh ai ít tội lỗi hơn, thay vì giải quyết vấn đề hiện tại. Chúng ta thường dành thời gian để cố chứng tỏ mình làm sai ít hơn với người khác, thay vì cố gắng làm nhiều điều đúng.
Điều quan trọng cần hiểu rằng, khi bạn quyết định ở bên ai đó, bạn đã chọn cả quá khứ làm nên con người họ. Nếu một vấn đề của quá khứ khiến bạn muộn phiền, hãy giải quyết trong quá khứ thay vì lôi lại hiện tại.
Thay vì nói thẳng vấn đề, bạn lại vòng vo để đối phương phải tự tìm hiểu. Thay vì nói ra điều khiến bản thân giận dữ, bạn tìm những từ ngữ mát mẻ, nhỏ nhen, “đá xoáy” để làm đối phương bực, để khi họ nổi đóa thì bạn lại xoáy sâu vào lỗi sai của họ.
Đây là điều độc hại khi nó cho thấy hai người không có thói quen trao đổi với nhau thẳng thắn và rõ ràng. Một người thường thực hiện hành vi “gây hấn thụ động” khi anh ta cảm thấy không an toàn bày tỏ sự giận dữ, bất an trong một mối quan hệ. Họ sẽ không cần phải “tung hint” nếu biết rằng mình không bị đánh giá hay chỉ trích.
Để giải quyết vấn đề này, hãy thẳng thắn chia sẻ cảm xúc và mong muốn. Và phải chắc chắn rằng đối phương không phải lúc nào cũng cần chịu trách nhiệm với những cảm xúc của bạn - nhưng họ sẽ luôn ủng hộ điều bạn làm.
Đó là khi gặp một vấn đề, họ sẽ lôi mối quan hệ ra làm “con tin” và đe dọa đối phương. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy đối phương cư xử lạnh nhạt với mình, bình thường bạn sẽ nói “Đôi khi anh thấy em lạnh nhạt quá”, còn những người độc hại sẽ nói “Anh không thể hẹn hò với ai lúc nào cũng lạnh lùng như em”.
Việc đặt mối quan hệ làm con tin sẽ khiến cảm xúc của cả hai luôn nặng nề và tạo ra những “drama” trong tình yêu. Chúng ta hoàn toàn có thể trao đổi những vấn đề của cả hai một cách an toàn, hiệu quả thay vì đe dọa cả mối quan hệ hay tương lai. Việc giận dữ, khó chịu với một điều gì đó ở đối phương là điều dễ hiểu - chúng ta đều là con người cả. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng việc nỗ lực cho một mối quan hệ và lúc nào cũng hài lòng với một người là hai điều hoàn toàn khác nhau. Bạn có thể không thích mọi điều ở họ nhưng vẫn duy trì mối quan hệ bền vững. Chúng ta vẫn có thể chung thủy với người mình yêu dù đôi khi khó chịu hay giận dữ với hành vi của họ.
Bạn đã có một ngày tồi tệ và người yêu thì không thực sự hiểu hay vỗ về an ủi - có thể họ cũng bận rộn cả ngày vì công việc hoặc có chút xao nhãng khi bạn ôm họ. Bạn cũng muốn hai người ở nhà cùng nhau xem phim nhưng người yêu có kế hoạch ra ngoài để gặp bạn bè. Bạn cảm giác như cả thế giới phản bội bạn - người yêu thì quá thờ ơ và vô tâm. Bạn trách cứ người yêu, muốn người yêu hủy mọi thứ vì bạn.
Việc đổ lỗi cho người yêu vì những cảm xúc của riêng bạn thực sự rất ích kỷ. Đó là ví dụ điển hình của việc hai người không thiết lập được không gian cá nhân hiệu quả. Khi áp đặt việc người yêu phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của bạn mọi lúc, nó sẽ dẫn tới hình thành mối quan hệ phụ thuộc. Vấn đề lớn nhất của mối quan hệ phụ thuộc là việc nó dung dưỡng sự kháng cự. Nếu một lần, bạn có thể chịu được, cảm thông với người yêu, dỗ dành và an ủi. Nhưng dần dần, mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn, có thể chính bạn sẽ chuyển qua trạng thái nổi giận, chỉ trích cảm xúc của người yêu.
Hãy chịu trách nhiệm với cảm xúc của bản thân. Luôn có ranh giới rõ ràng cho việc cảm thông với vấn đề của đối phương và chịu trách nhiệm với đối phương. Mọi sự hy sinh đặt trên nền tảng tự nguyện, không phải bắt buộc. Nếu cả hai người phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của nhau, dần dần họ sẽ che giấu cảm xúc thật của mình và thao túng cảm xúc của đối phương.
Có một kiểu người luôn tỏ ra ghen tuông khi người yêu trò chuyện, nhắn tin, đi chơi với bất cứ ai. Người đó sẽ trút giận lên người yêu và bắt đầu kiểm soát một cách vô cớ. Thói quen này sẽ dẫn tới các hành vi nghiêm trọng hơn như đọc trộm tin nhắn, theo dõi đối phương…
Ngạc nhiên thay khi nhiều người coi đó là cách để thể hiện tình cảm với đối phương: Nếu không ghen thì không phải tình yêu. Diễn ngôn này có quen thuộc không?
Đây thực sự là thói quen độc hại, vượt ngoài ranh giới tình yêu chạm ngưỡng kiểm soát và thao túng. Bạn gửi đi thông điệp về việc mất niềm tin vào người kia, tạo ra những drama không đáng có. Tệ hơn, bạn đang thể hiện sự lệ thuộc quá đà. Nếu bạn gái bạn không tin tưởng khi bạn ở bên người phụ nữ khác, điều đó ám chỉ việc cô ấy tin rằng: một là bạn nói dối, hai là bạn không thể kiềm chế dục tính. Cả hai suy nghĩ đó đều không ổn.
Hãy tin tưởng người yêu bạn một cách hoàn toàn. Tất nhiên nghe có vẻ lý tưởng hóa quá nhưng việc luôn luôn ghen tị là dấu hiệu của việc bạn không trân trọng chính mình, không tin tưởng người kia. Nếu không tìm cách thoát khỏi sự ghen tuông, bạn chỉ đẩy người yêu đi xa mình thôi.
Khi một vấn đề xảy ra, dù là vấn đề lớn hay nhỏ, thay vì giải quyết, bạn cố gắng lấp liếm nó bằng những niềm vui, cảm xúc tích cực đến từ những thứ bên ngoài: Mua một món quà cho người yêu, cùng nhau đi du lịch...
Đây là thói quen độc hại khi ban chỉ vùi lấp vấn đề chứ không thực sự giải quyết. Nó sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho mối quan hệ. Vấn đề này không phụ thuộc vào giới tính nhưng thường được những người nam giới sử dụng với phụ nữ. Cách làm này đôi khi khiến phụ nữ có thêm lý do để bực bội với cánh nam giới và tạo cho nam giới lý do để buông bỏ trách nhiệm giải quyết vấn đề của mình. Bạn biết nó sẽ tạo ra điều gì không: Một ông chồng như máy ATM và một bà vợ hay cằn nhằn vì không được thấu hiểu.
Hãy thực sự giải quyết vấn đề, giao tiếp với nhau, tìm cách khắc phục và thay đổi. Việc tặng những món quà thú vị cho người yêu không sai nhưng đừng dùng nó như một công cụ để che đậy những vấn đề khó chịu hai người đang có.