Độ khó của đề thi Triết học Pháp: Chưa đến 100 từ nhưng khiến dân bản xứ "rối não"

Vân Trang, Theo Trí Thức Trẻ 18:29 03/12/2020

Đọc xong đề thi Triết, tụi học trò nhất loạt mừng thầm vì thi tốt nghiệp ở Việt Nam chỉ cần 3 môn Toán - Anh - Văn.

Kỳ thi Tú tài hay còn gọi là thi tốt nghiệp THPT (BAC) được coi là kỳ thi cực quan trọng tại Pháp, thu hút rất đông sĩ tử mỗi năm. Kỳ thi lần đầu tiên tổ chức vào năm 1808 dưới thời Napoleon, dành cho học sinh năm cuối THPT sau khi hoàn thành chương trình lớp 11 và 12.

Một trong những môn học được yêu thích của học sinh trung học ở Pháp là Triết học. Môn này được đưa ra làm chủ đề bàn luận trong cuộc gặp gỡ của học sinh sau giờ học. Môn Triết cũng chiếm phần quan trọng bậc nhất trong kỳ thi Tú tài.

Bài thi kéo dài 4 tiếng, phân chia độ khó/dễ theo các ban mà sĩ tử lựa chọn (Ví dụ: BAC S = Ban Khoa học Tự nhiên, BAC ES = Ban Kinh tế Xã hội...).

Độ khó của đề thi Triết học Pháp: Chưa đến 100 từ nhưng khiến dân bản xứ rối não - Ảnh 1.

Bài kiểm tra Triết trong kỳ thi Tú tài ở Pháp kéo dài trong 4 tiếng (Ảnh minh họa)

Dưới đây là đề thi môn Triết học trong kỳ thi năm 2019:

Ban Văn chương

Đề 1: Liệu có cách nào trốn thoát khỏi thời gian?

Đề 2: Giải thích và cắt nghĩa một tác phẩm nghệ thuật có gì hay ho, thú vị?

Đề 3: Giải thích và bình luận trích đoạn của Hegeel trong tác phẩm Principes de la philosophie du droit xuất bản năm 1820.

Ban Kinh tế - Xã hội

Đề 1: Phải chăng đạo đức là chính sách tốt nhất?

Đề 2: Phải chăng lao động đã phân chia con người?

Đề 3: Giải thích và bình luận trích đoạn của Leibniz, trích từ Remarques sur la partie générale des Principes de Descartes, xuất bản 1692.

Độ khó của đề thi Triết học Pháp: Chưa đến 100 từ nhưng khiến dân bản xứ rối não - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Ban Khoa học

Đề 1: Sự đa dạng (đa nguyên) của các nền văn hóa phải chăng là rào cản đối với sự hợp nhất của nhân loại?

Đề 2: Thừa nhận các nghĩa vụ, phải chăng là khước từ sự tự do của mình?

Đề 3: Giải thích, bình luận trích đoạn của Freud, trích từ L'Avenir d'une illusion, xuất bản 1927.

Ban Kỹ thuật

Đề 1: Chỉ những gì có thể trao đổi mới có giá trị?

Đề 2: Luật pháp có thể làm nên hạnh phúc của chúng ta?

Đề 3: Giải thích, bình luận trích đoạn của Montaigne, trích từ Essais, xuất bản 1580.

Độ khó của đề thi Triết học Pháp: Chưa đến 100 từ nhưng khiến dân bản xứ rối não - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Thế mới thấy kỳ thi đại học ở Pháp khó nhằn và căng thẳng cỡ nào. Ở Việt Nam, sinh viên cũng được học Triết, có trường học đến 3-4 học phần tùy vào trình độ và nhu cầu học. Đa phần sinh viên thi Triết dưới hình thức tự luận, cũng có nơi phải thuyết trình trước mặt giảng viên.

Một số bình luận của dân mạng trước độ "khoai" của đề thi Triết này:

Bạn H.M chia sẻ: "Đề này mới hay, không thể ôn tủ. Phải viết từ hiểu biết, cảm nhận, kinh nghiệm, kiến thức và tư duy của mình. Đồng nghĩa với việc giáo viên chấm điểm cũng dựa theo các nguyên tắc mà chấm, chứ không phải cứ theo barem điểm. Như vậy mới đánh giá được các bậc học, chọn đúng nhân tài".

Bạn G.N chia sẻ: "Tầm tuổi 18-20 làm được đề này điểm cao thì suy nghĩ cũng sâu sắc lắm. Nhìn qua đề thì câu hỏi cũng trả lời vấn đề thực tế như pháp luật có thực sự khiến chúng ta hạnh phúc hay chấp nhận nghĩa vụ là phải từ bỏ tự do. Đọc câu hỏi mà cũng thấy thấm kiến thức vào đầu chút ít..."

Nguồn dịch: Zuni.vn, Việt Anh Nguyễn

Độ khó của đề thi Triết học Pháp: Chưa đến 100 từ nhưng khiến dân bản xứ rối não - Ảnh 4.