Những ngày gần đây showbiz đã chứng kiến màn tranh cãi "nảy lửa" giữa Trương Thế Vinh và một nhãn hàng thời trang. Cả hai bên đều có những lý lẽ của riêng mình không ai nhường ai phần đúng, thậm chí còn lôi kéo thêm nhiều nghệ sĩ tham gia vào cuộc khẩu chiến này.
Cuộc khẩu chiến này không chỉ đơn thuần là một drama trong showbiz xoay quanh các celeb với nhau mà từ đây còn mở ra tranh cãi về việc sử dụng hình ảnh của nghệ sĩ vào mục đích kinh doanh, là chuyện liên quan đến cách làm việc giữa nhãn hàng và KOLs, chuyện marketing trong giới giải trí. Đây là câu chuyện nội cung bí sử trong giới, nhưng nhờ drama của Trương Thế Vinh mà chúng ta rút ra được rất nhiều điều thú vị.
Nếu biết rõ những quy định ngay từ đầu thì giữa Trương Thế Vinh và nhãn hàng chắc chắn sẽ không xảy ra mâu thuẫn đáng tiếc. Vậy những điều quan trọng bị bỏ qua khi làm việc với KOLs mà các nhãn hàng nên biết là gì?
Trương Thế Vinh vướng ồn ào khi bị một nhãn hàng thời trang sử dụng hình ảnh.
Khi quyết định làm việc cùng nhau, lợi ích hướng đến chắc chắn là mối quan hệ WIN-WIN cho cả hai bên. Bởi vậy trong quá trình làm, hãy làm sao để công việc trôi chảy, sòng phẳng và đem lại kết quả tốt nhất.
Hợp đồng với đã quy định rõ ràng về nội dung công việc giữa 2 bên, nhưng dễ thấy nhiều nhãn hàng thường hay "nhờ" KOLs/Influencers làm thêm rất nhiều hạng mục phát sinh với đủ lý do. Điều này rất dễ xảy ra bất đồng, mâu thuẫn trong quá trình hợp tác. Tốt nhất, hãy rõ ràng mọi thứ ngay từ đầu.
Thực chất trong showbiz Việt có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng là KOLs của các nhãn hàng lớn. Được biết, với mỗi chia sẻ, một hình ảnh hay story đều được vạch ra chi tiết ngay từ đầu. Đối với nghệ sĩ càng có tên tuổi, sau khi thoả thuận sẽ khó có thể phát sinh thêm những vấn đề nhờ vả. Theo tiết lộ của một nhãn hàng mời các ngôi sao quốc tế, phía nghệ sĩ kiểm tra kỹ lưỡng từng điều khoản một, xuất hiện bao nhiêu phút, phải nói những gì, chụp ảnh với bao nhiêu người, hình ảnh đó sẽ xuất hiện ở đâu, dùng trong thời hạn bao lâu,... tất cả những điều đó đều được vạch ra chi tiết, rõ ràng từ đầu. Ví dụ cách đây không lâu, Diệp Lâm Anh mời được tài tử "Giày thủy tinh" So Ji Sub tới Việt Nam. Nam diễn viên nổi tiếng chỉ xuất hiện chớp nhoáng đúng theo những gì đã thoả thuận từ trước.
Các nghệ sĩ nước ngoài còn kỹ lưỡng hơn trong việc để nhãn hàng sử dụng hình ảnh của mình.
Các nhãn hàng cần phải để tâm hơn nữa đến những quy định về việc sử dụng hình ảnh của KOLs/Influencers khi hợp tác. Từ việc quy định sử dụng hình ảnh như thế nào, có được phép đăng tải trên báo chí, truyền hình không? Thời gian ra sao, phạm vi như thế nào,… Những hình ảnh đã cung cấp cho báo chí có được sử dụng lại hoặc phát tán rộng rãi không? Ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp, cửa hàng vẫn giữ thói quen sử dụng hình ảnh cá nhân của các nghệ sĩ "chùa", nhưng về mặt bản quyền đều được quy định rõ ràng trong luật. Cụ thể:
- Tại khoản 1 điều 32 Bộ luật dân sự 2015 việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được sự đồng ý của người đó. Nếu sử dụng vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao trừ khi có thỏa thuận khác.
- Khoản 8 Điều 8 luật quảng cáo 2012 quy định cấm quảng cáo sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý.
- Điểm 3 khoản 3 điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ – CP quy định PHẠT TIỀN từ 20-30.000.000 đồng nếu sử dụng quảng cáo có hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân mà chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Dù đã có luật rõ ràng song nhiều lúc nghệ sĩ Việt vẫn vướng vào những lần bị kẻ xấu lợi dụng hình ảnh. Từ Hoa hậu Đặng Thu Thảo, diễn viên Hoàng Dũng, Quốc Trường, Ốc Thanh Vân,... lâu lâu sẽ lại thấy hình ảnh của họ được mang ra quảng cáo cho những sản phẩm từ trên trời rơi xuống. Có người còn dở khóc dở cười khi là đại diện hình ảnh, đã từng trải nghiệm thuốc chữa cáy, trị hôi nách,... Từ vụ của Trương Thế Vinh, có thể thấy nếu các nghệ sĩ "khó tính hơn" và quyết truy đến cùng những doanh nghiệp, nhãn hàng lợi dụng hình ảnh, thì thực trạng này mới có thể giảm bớt được.
Nhiều nghệ sĩ trong showbiz từng rất bức xúc về việc bị lợi dụng hình ảnh cho mục đích quảng cáo.
Theo dõi cách các thương hiệu lớn trên thế giới, họ hầu như đều rất cẩn trọng trong việc sử dụng hình ảnh của các ngôi sao, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội.
Chiếu từ tâm lý chung của chúng ta, chụp cho bạn bè một bức ảnh đẹp nhiều người khen, ta cũng phi vào "đòi credit" như một cơn gió để người ta biết "tôi chụp cho bạn tôi đấy". Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với người giúp đỡ đem đến hình ảnh đẹp cho mình. Vậy thì mở rộng ra sự chuyên nghiệp của các nhãn hàng nổi tiếng, họ càng phải làm cẩn thận hơn trong việc sử dụng hình ảnh của ngôi sao để thể hiện cái tầm của mình.
3. Phải có hợp đồng với những điều khoản cụ thể
Nhiều nhãn hàng thường chủ quan cho rằng những chiến dịch nhỏ thì có thể thỏa thuận miệng hoặc email. Nhưng tránh để "đêm dài lắm mộng", tốt nhất nên có một bản hợp đồng với những điều khoản cụ thể. Hợp đồng càng chặt chẽ bao nhiêu thì sẽ càng tránh được những rắc rối không đáng có.