Có lẽ đôi lần xem phim hình sự, bạn đã bắt gặp cảnh tượng những điều tra viên cố gắng ấn ngón tay trỏ của tử thi vào màn hình điện thoại di động của họ, nỗ lực để mở khóa và tìm manh mối vụ án trong dữ liệu điện thoại.
Nhưng đời không phải là mơ. Trong phim thì vậy thôi, còn thực tế thì lại rất khó khả thi. Một khi tế bào chết đi, nó sẽ mất tất cả điện tích và không thể kích hoạt cảm biến vân tay của điện thoại, và đương nhiên không mở được khóa luôn.
Điều đó có thể khiến bạn đặt ra câu hỏi: Liệu dấu vân tay của một người có thay đổi sau khi chết hay không và ta có thể sử dụng được vân tay để nhận diện họ đến khi nào?
Nếu ít tìm hiểu về vấn đề này, có thể bạn sẽ nghĩ vân tay là một thứ không thể thay đổi. Nhưng trên thực tế, câu trả lời là: Có.
Một nghiên cứu được công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, nhận dạng bằng dấu vân tay trở nên kém tin cậy hơn khi khoảng thời gian giữa hai lần lấy dấu tăng lên, cho thấy rằng vân tay, thực ra, có thể thay đổi một chút trong suốt cuộc đời của con người.
Mặc dù vậy, để nhận dạng một người còn sống hay vừa mới chết (nếu thi thể được bảo quản tốt) thì phương pháp này vẫn khá đáng tin cậy.
Trong trường hợp của một người đã chết, các ngón tay có thể cứng lại do hiện tượng co cứng tử thi, ta có thể sử dụng một công cụ đặc biệt cho phép in được mà không cần lăn đầu ngón tay.
Tuy nhiên, công việc trở nên khó khăn hơn nhiều với một xác chết đã phân hủy hoặc bị làm khô, hoặc bị ngâm trong nước khiến da mềm đi. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể.
Giám định y khoa có thể phẫu thuật loại bỏ bàn tay hoặc ngón tay của người chết và gửi chúng đến một phòng thí nghiệm sử dụng kỹ thuật tiên tiến hơn.
Ví dụ, đối với da bị hư hỏng nặng, có thể sử dụng silicone để tạo nên mẫu vật giữ được chi tiết của các đường vân. Những lần hiển thị đó sau đó có thể được chụp ảnh và sử dụng trong nhận dạng.
Các nhà khoa học đã nhận được kết quả khá tốt trong việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp in dấu vân tay.
Từ năm 2013, các nhà nghiên cứu đã xem xét hiệu quả của một kỹ thuật được gọi là xử lý qua nhiệt.
Trong đó chất lỏng được chiết xuất từ các phần còn lại của cơ thể và được sử dụng để phục hồi độ bền và thể tích các ngón tay để dùng chúng in dấu vân tay.
Trong số 400 thi thể trong các giai đoạn phân hủy khác nhau, có thể lấy được dấu vân tay của khoảng 3/4 số trường hợp. Trong 11% trường hợp khác, ta có thể thu được bản in đủ tốt giúp thu hẹp kết quả phù hợp.
Dấu vân tay có thể sử dụng được bao lâu? Đáng tiếc là không có nhiều nghiên cứu về chủ đề đó.
Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố vào ngày 22/12/2016 tại IEEE Xplore, dữ liệu sinh trắc học có thể sử dụng được lấy từ xác chết tối đa là 4 ngày trong thời tiết ấm và 50 ngày vào mùa đông.
Bật mí thêm cho bạn một điều thú vị nữa: Theo website của Apple, Touch ID sẽ không tự hoạt động sau khi không được sử dụng trong 48 giờ. Khi đó, ta phải nhập password hoặc passcode để xác nhận thêm thì mới mở được khóa.
Nguồn: HowStuffWorks