Đặt tờ khăn giấy này vào đáy nồi cơm, bạn sẽ bất ngờ: Cơm chín đều, mùi thơm lại siêu tiết kiệm điện

Thùy Anh, Theo Đời sống pháp luật 18:00 07/10/2024
Chia sẻ

Chỉ với một tờ giấy nhỏ, bạn có thể giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc.

Trong cuộc sống hiện đại, nồi cơm điện đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nồi cơm thường xuất hiện những vết bẩn cứng đầu, bám chặt vào mâm nhiệt. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hương vị của cơm mà còn khiến nồi cơm điện tiêu hao nhiều điện năng hơn.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do mâm nhiệt sau thời gian dài tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ tích tụ nhiều vết bẩn, cặn bám. Những vết bẩn này khiến mâm nhiệt bị nóng không đều, làm cơm chín không đều và gây ra mùi khó chịu. Đồng thời, cặn bẩn bám trên mâm nhiệt cũng là nguyên nhân khiến nồi cơm điện tiêu hao nhiều điện năng hơn.

Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần sử dụng một tờ giấy thấm nước và giấm ăn. 

Giấm ăn có đặc tính axit nhẹ, có khả năng đánh tan các vết bẩn cứng đầu một cách hiệu quả.

Đặt tờ khăn giấy này vào đáy nồi cơm, bạn sẽ bất ngờ: Cơm chín đều, mùi thơm lại siêu tiết kiệm điện- Ảnh 1.

Cách làm:

Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một tờ giấy thấm nước và đổ giấm ăn lên cho đến khi giấy thấm đều.

Tiếp theo, bạn đặt tờ giấy đã thấm giấm ăn lên trên mâm nhiệt của nồi cơm điện. Hãy đảm bảo rằng tờ giấy bao phủ toàn bộ bề mặt mâm nhiệt. Sau đó, bạn để yên trong khoảng 30 phút để giấm ăn có thời gian ngấm vào và làm mềm các vết bẩn.

Sau 30 phút, bạn gỡ bỏ tờ giấy và dùng khăn mềm lau sạch mâm nhiệt. Bạn sẽ bất ngờ khi thấy những vết bẩn cứng đầu đã được loại bỏ một cách dễ dàng, trả lại cho mâm nhiệt vẻ sáng bóng như mới.

Với mẹo nhỏ này, bạn có thể tự tin sử dụng nồi cơm điện mà không lo cơm bị ám mùi khó chịu hay tốn nhiều điện năng. Cơm nấu xong cũng chín đều và ngon hơn. Đồng thời, thiết bị có thể kéo dài tuổi thọ, gia đình tiết kiệm được một khoản chi phí hàng tháng.

Lưu ý, trước khi vệ sinh mâm nhiệt phải rút phích cắm điện, không được vệ sinh mâm nhiệt khi còn ướt hoặc ngâm mâm nhiệt trong nước vì có thể gây chập điện, nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài mâm nhiệt, bạn còn nên chú ý tới 3 bộ phận sau. Đây là những vị trí tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn, nhưng nhiều người lại bỏ qua.

Van thoát hơi: "Ổ vi khuẩn" đáng lo ngại

Van thoát hơi của nồi cơm điện thường xuyên tiếp xúc với cơm, canh, cháo... bị trào ra ngoài, nếu không được vệ sinh kịp thời, nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn Salmonella, E.coli, Staphylococcus aureus và nấm mốc Aspergillus flavus (chất gây ung thư nhóm 1) sinh sôi. Những vi khuẩn này có thể theo hơi nước quay trở lại nồi cơm trong lần nấu sau, gây ô nhiễm thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đặc biệt, với những người thường xuyên dùng nồi cơm điện để hầm, ninh, phần van thoát hơi tiếp xúc với dầu mỡ và thức ăn thừa sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Dầu mỡ tích tụ lâu ngày còn có thể gây tắc nghẽn van thoát hơi. Đối với nồi cơm điện cao tần, tình trạng này thậm chí có thể gây nổ.

Đặt tờ khăn giấy này vào đáy nồi cơm, bạn sẽ bất ngờ: Cơm chín đều, mùi thơm lại siêu tiết kiệm điện- Ảnh 2.

Hiện nay, nhiều loại nồi cơm điện được thiết kế van thoát hơi có thể tháo rời để dễ dàng vệ sinh. Với loại van này, bạn chỉ cần tháo rời các bộ phận như nắp van, gioăng cao su, rửa sạch và lau khô là được.

Lưu ý, gioăng cao su của van thoát hơi thường có cấu trúc nhỏ, chất liệu mềm nên cần tháo lắp cẩn thận để tránh làm hỏng.

Gioăng cao su: Chi tiết nhỏ nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Gioăng cao su cũng là một “ngóc ngách” thường bị bỏ quên khi vệ sinh nồi cơm điện. Phần gioăng này cũng có thể thức ăn thừa, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Nhiều người khi mở gioăng cao su ra sẽ thấy một lớp màng đen bám dính bên trong. Những chất bẩn này có thể theo nước ngưng tụ từ hơi nước rơi vào nồi trong lần nấu sau, gây ô nhiễm thực phẩm.

Bạn chỉ cần tháo rời nắp trong, lật ngược gioăng cao su và rửa sạch là được. Trường hợp gioăng cao su không thể tháo rời, bạn có thể dùng tăm bông thấm baking soda pha loãng với giấm trắng để lau sạch các vết bẩn cứng đầu.

Đặt tờ khăn giấy này vào đáy nồi cơm, bạn sẽ bất ngờ: Cơm chín đều, mùi thơm lại siêu tiết kiệm điện- Ảnh 3.

Hộp chứa nước ngưng tụ: "Nơi trú ngụ" lý tưởng cho vi khuẩn

Phần lớn nồi cơm điện được trang bị hộp chứa nước. Bộ phận này thường nằm khuất nên dễ bị bỏ quên khi vệ sinh, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và thu hút côn trùng như gián chui vào bên trong nồi cơm điện, gây mất vệ sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Cũng giống như hai bộ phận trên, bạn chỉ cần tháo hộp chứa nước rồi vệ sinh đều đặn để đảm bảo an toàn.

Theo Sohu, CCTV

Thùy Anh

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày