Cứ làm đi! - Dẫu có chẳng đến đâu, cũng vẫn là 1 lần chúng ta đã từng rất nỗ lực!

Nhut_Nguyen, AD, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 01/06/2019

Vì giữa điều ta muốn và điều ta đang có, luôn có một chi phí cơ hội buộc phải trả nếu muốn đổi thay.

Hằng ngày, có biết bao câu chuyện về sự thành công của những người trẻ xung quanh ta. Người ta có thể dễ dàng gõ từ khóa về một cái tên nào đấy để biết họ là ai và họ thành công như thế nào. Đây là một streamer trẻ với hàng triệu followers, kia là một người mẫu, một gương mặt được săn đón bởi các nhãn hàng nổi tiếng, đây là một diễn viên 10x với gia tài vai diễn khủng, rồi creative, youtuber, người trị liệu, diễn giả, vận động viên, nhà khoa học… Một lứa người trẻ dám sống, dám thử thách đang hiển hiện rõ ràng trong đời sống qua những câu chuyện, câu nói đầy cảm hứng. Thế nhưng, người ta cũng quên nói về thế hệ ấy, dưới góc nhìn của những tâm hồn có nhiều nỗi sợ.

Cứ làm đi! - Dẫu có chẳng đến đâu, cũng vẫn là 1 lần chúng ta đã từng rất nỗ lực! - Ảnh 1.

Sơn, mới đi làm được 1 năm nhưng đã bắt đầu cảm nhận sự già cỗi trong con người. Là một người đề cao năng lực, Sơn ép mình trở thành kiểm toán của một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam. Công việc có lộ trình thăng tiến rõ ràng cho từng cá nhân, thử thách không thiếu, chỉ sợ không có sức để làm. “365 ngày, ngày nào em cũng đấu tranh với bản thân là làm tiếp hay nghỉ. Ai nhìn vào cũng thấy cuộc sống của Sơn sôi nổi, đẹp đẽ. Chỉ có ai trong ngành này mới hiểu, mỗi lần đi job là kiệt quệ thế nào”. Nhưng dù cảnh cắm đầu vào báo cáo tài chính, những con số, tỷ lệ, biểu đồ, email có ác mộng ra sao, ý nghĩ nghỉ việc vẫn chỉ dừng lại trong suy nghĩ của chàng trai 22 tuổi. “Em không biết mình nên làm gì nếu không làm kiểm toán. Những vị trí khác cũng có guồng quay khủng khiếp tương tự. Vậy mình nhảy việc để làm gì nếu kết quả vẫn thế?".

Cứ làm đi! - Dẫu có chẳng đến đâu, cũng vẫn là 1 lần chúng ta đã từng rất nỗ lực! - Ảnh 2.

Trẻ hơn Sơn vài tuổi, Nguyên, một cô gái Sài Gòn lại ngụp lặn trong nỗi sợ đến từ người khác: Sợ không đáp ứng được kỳ vọng. Ba mất sớm, Nguyên sống cùng mẹ. Mỗi ngày, sau những giờ học trên trường, Nguyên đi học 2 ca: Một lớp vẽ để thi vào kiến trúc, một lớp chơi trống và 3 buổi trong tuần em còn đi làm thêm ca đêm để lấy tiền trang trải. Chọn kiến trúc vì mẹ tha thiết muốn em thi, chọn học chơi trống vì em muốn sống cùng nó, chọn làm thêm vì không thể xin tiền mẹ cho cái mà mẹ không muốn em theo. “Mẹ chỉ có mỗi con. Hãy thực hiện ước mơ thay phần của ba mẹ” – Đấy là câu nói in hằn trong tâm trí Nguyên từ hồi 14 tuổi - “Căn bản, em không muốn làm mẹ thất vọng”.

Cứ làm đi! - Dẫu có chẳng đến đâu, cũng vẫn là 1 lần chúng ta đã từng rất nỗ lực! - Ảnh 3.

Chuyện của Quỳnh Anh lại tương đối khác. Gần đây, cô có quen biết Khánh, 2 người đã nói chuyện, đi chơi và cảm thấy rất hợp nhau. Nhưng đã gần 3 tháng trôi qua mà cặp đôi vẫn chỉ dừng ở đấy, không phải người kia không chủ động mà vì Quỳnh Anh chỉ dám giữ cho mối quan hệ ở đấy mà thôi. Cô vừa chia tay mối tình thứ n chưa-bao-giờ-vượt-quá-5-tháng của mình. “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đừng cố định nghĩa rạch ròi mối quan hệ đấy làm gì rồi lại đau lòng” – Cô nói với bạn như thế. Nhưng ngay cả khi người ta nói Quỳnh Anh ích kỷ, cô vẫn chấp nhận vì đã quá mệt mỏi với sự thất bại trong các mối quan hệ yêu đương. “Tiến 1 bước lại sợ biến thành lùi 1 bước, chi bằng cứ ở đấy không phải tốt hơn sao? 

Câu chuyện của Sơn, Nguyên và Quỳnh Anh không đại diện cho bất cứ ai, nhưng cũng thừa sức để chúng ta thấy mình ở đâu đó. Nỗi sợ thay đổi, sợ không đáp ứng được kỳ vọng và sợ thất bại, 3 trong số hàng trăm nỗi sợ thuộc về những người trẻ hiện đại: sợ bị so sánh, sợ bị bỏ lỡ, sợ sự không hoàn hảo, sợ bị đánh giá... Tất nhiên, giống như bóng tối, nỗi sợ không chường mặt ra cho chúng ta biết để mà đối diện. Nó ở đấy, âm thầm, chờ đến một thời điểm ta cần quyết định để níu lấy, giằng co giữa thứ ta có và điều ta muốn. Nỗi sợ khiến ta không còn nhận ra mình có tài năng ra sao, duyên dáng, thông minh thế nào, thậm chí quên cả những ước mong, khao khát hết sức cơ bản – như là yêu và được yêu.

Cứ làm đi! - Dẫu có chẳng đến đâu, cũng vẫn là 1 lần chúng ta đã từng rất nỗ lực! - Ảnh 4.

Sợ là cảm xúc lo lắng, bất an khi đối diện với một nỗi nguy hiểm hoặc một mối đe dọa nào đó có thể xảy đến với bản thân. Dưới góc độ tâm lý, nỗi sợ là một cảm xúc thuộc về bẩm sinh, bản năng của mỗi con người và là điều quá đỗi bình thường như vui, buồn, mừng, giận. Ngày còn nhỏ, chúng ta hay sợ ông kẹ, sợ ma; lớn lên chút nữa ta sợ bị điểm kém, sợ không có bạn bè; trưởng thành hơn ta sợ không đủ chín chắn trước người ta yêu, sợ không đủ giỏi để nổi bật, sợ không đủ đam mê để làm điều ta muốn.

Cứ làm đi! - Dẫu có chẳng đến đâu, cũng vẫn là 1 lần chúng ta đã từng rất nỗ lực! - Ảnh 5.

Đa phần ta vẫn thường cho rằng sợ hãi là một cảm xúc không tốt, nhưng: “Có những người vì sợ gãy chân mà không dám bước đi. Nhưng không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy?”. Cuộc sống có vô vàn biến số và thử thách, bạn không thể biết điều bạn nghĩ là “chắc chắn”, “ổn định” của hôm nay sẽ trở nên “mạo hiểm”, “bấp bênh”, “vô định” vào ngày mai như thế nào. Sơn không thể biết áp lực nghề nghiệp sẽ dẫn cậu đến đâu, Quỳnh Anh cũng chẳng thể quyết được Khánh sẽ phản ứng thế nào, Nguyên lại càng không thể kiểm soát được sự kỳ vọng của mẹ. Rút cuộc thì, ai chẳng có dăm ba cái nỗi sợ!

Chúng ta thường có xu hướng từ chối, trốn tránh sợ hãi như một cơ chế tự vệ của cơ thể trước nguy hiểm. Nếu như ông kẹ, bóng ma hồi nhỏ có thể làm ta khóc hay tìm đến ba mẹ để được ủi an thì nỗi sợ của những năm đôi mươi lại không đơn giản như thế. Nó tạo nên áp lực chi phối mọi mặt của cuộc sống, khiến mỗi suy nghĩ, hành động của ta trở nên nặng nề và khó khăn. Và thế là, có thể mất đi vài năm trời, ta cứ dậm chân tại chỗ và không làm được gì cả, loay hoay trong những dự định, kế hoạch và đường đi nước bước.

Cứ làm đi! - Dẫu có chẳng đến đâu, cũng vẫn là 1 lần chúng ta đã từng rất nỗ lực! - Ảnh 6.

Nhưng người ta có câu “Pressure can burst a pipe, or pressure can make a diamond” - “áp lực có thể làm vỡ đường ống, nhưng cũng có thể tạo nên kim cương”. Nhìn ở khía cạnh tích cực, nỗi sợ giúp con người trở nên cẩn trọng hơn trong từng quyết định của mình. Nó giúp Sơn có đủ thời gian nhìn lại bản thân, giúp Quỳnh Anh xem xét lại những sai lầm trong mối quan hệ cũ, giúp Nguyên cứng cỏi, dạn dĩ hơn trong việc sống độc lập. 

Nỗi sợ chỉ sợ ở cách chúng ta nhìn nó. Giống như đồng xu hay bất kỳ điều gì trên thế gian này, nó đều có nhiều hơn một mặt để ta tự quyết định góc nhìn của bản thân.

Cứ làm đi! - Dẫu có chẳng đến đâu, cũng vẫn là 1 lần chúng ta đã từng rất nỗ lực! - Ảnh 7.

Nỗi sợ là biểu hiện rõ rệt nhất khi người trẻ lớn lên và buộc phải có trách nhiệm với mỗi quyết định của mình. Khác với thuở nhỏ, nỗi sợ là những gì hiển hiện trước mắt như con nhện, bóng tối. Nhưng lớn lên, chúng ta sợ vì phải đánh đối, phải mất mát 1 điều gì đó nếu bước ra khỏi vùng an toàn. Mất đi một công việc cho ta sự ổn định, mất đi sự tin tưởng của gia đình, mất đi mối quan hệ mập mờ êm ái.

Giữa điều ta muốn và điều ta đang có, luôn có một chi phí cơ hội buộc phải trả nếu muốn đổi thay.

Sơn quên mất mình ngoài khả năng tuyệt vời với những con số thì cũng sở hữu tính tỉ mỉ và khiếu chơi màu với quần áo, phụ kiện khá thú vị. Nguyên biết rằng mình thuộc về âm nhạc, biểu diễn và hoàn toàn không liên quan gì đến bảng biểu thiết kế. Quỳnh Anh lại rõ hơn ai hết Khánh đã ảnh hưởng tích cực đến cô như thế nào. Ai trong chúng ta cũng đã từng hoặc đang là Sơn, là Nguyên, là Quỳnh Anh. Nếu bạn không làm gì, tất nhiên sẽ chẳng có bước tiến nào xảy đến. Đồng nghĩa với việc bạn cứ dậm chân tại chỗ, mãi đắn đo, cân nhắc và bỏ phí cả tiếng nói mạnh mẽ của điều bạn muốn làm. Mà cơ hội thì không phải lúc nào cũng đến. Cứ làm đi! 

Cứ làm đi! - Dẫu có chẳng đến đâu, cũng vẫn là 1 lần chúng ta đã từng rất nỗ lực! - Ảnh 8.

Chấp nhận nỗi sợ như một điều tất yếu và "cứ làm đi"! Dẫu chẳng đi đến đích thì vẫn là 1 lần thử - sai quý giá để biết mình thuộc về đâu và mình muốn trở thành 1 người như thế nào. Tất cả những gì chúng ta có là tuổi trẻ, thế nên cứ trẻ, cứ dấn bước, cứ đam mê! 

Trên con đường theo đuổi đam mê, ắt sẽ có những lúc những trái tim đôi mươi thấy chông gai, mệt mỏi. Thấu hiểu điều đó, Pepsi luôn mong muốn là người đồng hành tin cậy, cổ vũ người trẻ Việt có thêm động lực và cảm hứng để theo đuổi đến tận cùng đam mê và trở thành bất kỳ điều gì mà họ muốn. Hãy cứ “lì”, cứ gai góc vì thanh xuân này “cứ đam mê, cứ dấn bước, cứ Pepsi”.