Chưa đến cuối tháng đã hết tiền là thực trạng của không ít người, nhưng chúng ta thường mặc định chỉ có sinh viên mới ra trường, mới đi làm thu nhập chưa cao thì mới rơi vào tình cảnh phải chạy vạy lo tiền ăn cuối tháng. Chứ người đã có gia đình, có chưa dư dả thì cũng không đến mức chẳng còn tiền ăn như vậy.
Nhưng đúng là chuyện thiếu tiền này cũng chẳng chừa một ai, chỉ cần chi tiêu không kiểm soát thì tất cả đều rơi vào cảnh nhẵn túi thôi. Câu chuyện của cặp vợ chồng dưới đây là minh chứng cho điều đó.
Trong bài tâm sự của mình, cô vợ cho biết: "Nhà mình chi tiêu rất vun vén rồi, nhưng tháng nào cũng âm. Mong mọi người chỉ giúp mình xem có cắt thêm được khoản nào không, chứ cứ độ ngày 20 là phải đi vay, chờ mùng 5 có lương thật sự rất ngại.
Ảnh minh họa
- Thu nhập 2 vợ chồng: 18 triệu (chồng 11 triệu, vợ 7 triệu)
- Tiền thuê nhà, điện nước: 5,6 triệu
- Tiền xăng xe (2 người): 500k
- Tiền ăn (3 bữa/ngày): 9,2 triệu. Bữa sáng chủ yếu ăn phở gần chỗ trọ, trưa ăn cơm suất, tối tự nấu.
- Tiền cưới xin cỗ bàn ở quê: 2 triệu
- Tiền chồng đi đá bóng, ăn uống với bạn bè coi như tiền tiêu vặt: 1,5 triệu
- Tiền vợ đi gội đầu, cắt tóc, mỹ phẩm, làm nail, cà phê với bạn bè: 1,5 triệu
- Tiền về quê trung bình 1 lần/tháng: 400k
- Tiền biếu bà nội: 1 triệu
Tổng khoảng: 21-22 triệu/tháng
Mỗi tháng vợ chồng mình đều vay mọi người vài ba triệu, có lương trả ngay nhưng mọi người có vẻ khó chịu không muốn cho vay, nên giờ mình đang tính làm 1 thẻ tín dụng để đỡ bí bách" .
Trong phần bình luận, gần như tất cả mọi người đều phải thốt lên một từ "chịu" với tình cảnh hiện tại của gia đình này. Có người thậm chí còn thẳng thắn: Lương 2 người có 18 triệu mà tưởng đâu 40-50 triệu không trời!
Ảnh minh họa
"Mình mà có tiền mình cũng không muốn cho người như bạn vay, cũng không muốn duy trì quan hệ nữa. Vay tiền lo kinh doanh, làm ăn hoặc cực chẳng đã thi thoảng mới vay thì không nói, đằng này tháng nào cũng vay lắt nhắt vài triệu, điều đó thể hiện khả năng quản lý tiền của bạn đấy. Người cho vay người ta cũng biết nghĩ chứ có phải vay ít, trả nhanh là người ta không nghĩ đâu" - Một người chia sẻ.
"Chi tiêu như thế này âm là đúng rồi. Tiền thuê nhà khoảng 10-15% thu nhập thôi, nhà với điện nước bằng 30% thu nhập rồi, chưa kể ăn uống lại thêm 40% thu nhập nữa, tổng thu nhập 18 triệu mà vợ chồng tiêu vặt 3 triệu, khiếp thật" - Một người khác phải thốt lên.
"Nhà mình riêng mình kiếm được 50 triệu/tháng nhưng tự nấu ăn sáng, mang cơm trưa vừa đảm bảo sức khỏe vừa tiết kiệm. Đầu thì tự gội, lúc nào mệt hoặc bận lắm mới ra hàng. Tự làm việc nhà. Chứ còn sống hưởng thụ như nhà bạn thì phải chịu cảnh hết tiền thôi, cái gì cũng có giá của nó" - Một người khác cho hay.
1. Kiểm soát chi tiêu chặt chẽ và hiệu quả
Trong giai đoạn bất ổn tài chính, việc kiểm soát chi tiêu trở nên vô cùng quan trọng. Hãy rà soát lại toàn bộ các khoản chi tiêu hàng tháng, từ chi phí sinh hoạt hàng ngày đến các khoản chi tiêu không thường xuyên. Bước tiếp theo là xác định những khoản chi tiêu không cần thiết và cắt giảm chúng một cách triệt để.
Ảnh minh họa
Lập một ngân sách chi tiêu chi tiết, ghi rõ các khoản thu nhập và chi tiêu dự kiến, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt theo ngân sách đã lập. Hạn chế tối đa việc sử dụng thẻ tín dụng và vay nợ, bởi chúng có thể tạo ra gánh nặng tài chính lớn hơn trong tương lai. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tiết kiệm và sử dụng tiền mặt một cách thông minh.
2. Xây dựng quỹ dự phòng
Quỹ dự phòng tài chính đóng vai trò như một "tấm đệm" an toàn, giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn khi mất việc hoặc thu nhập giảm. Hãy tưởng tượng quỹ dự phòng như một khoản tiết kiệm đặc biệt, chỉ được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp.
Để xây dựng quỹ này, hãy đặt mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền đủ để trang trải chi phí sinh hoạt thiết yếu từ 3 đến 6 tháng. Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu này thành các khoản tiết kiệm hàng tháng. Điều quan trọng là phải duy trì tính kỷ luật và kiên nhẫn trong quá trình xây dựng quỹ dự phòng, tránh sử dụng quỹ cho những mục đích không thực sự cần thiết.
3. Chủ động đa dạng thu nhập
Trong bối cảnh thị trường lao động biến động, việc chỉ dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Hãy chủ động tìm kiếm các cơ hội gia tăng thu nhập, chẳng hạn như làm thêm các công việc bán thời gian, làm việc tự do (freelance). Đồng thời, không ngừng học hỏi và phát triển các kỹ năng mới để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động. Tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ của chính phủ dành cho người lao động, chẳng hạn như bảo hiểm thất nghiệp, để có thể tận dụng khi cần thiết. Việc chủ động tìm kiếm các nguồn thu nhập thay thế không chỉ giúp bạn ổn định tài chính mà còn tạo ra sự linh hoạt và tự tin trong cuộc sống.