Covid-19 đã khiến người trẻ thay đổi cách nhìn về nghề freelance như thế nào?

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 22/10/2021

Vài năm trước, nghề freelance bỗng trở thành mục tiêu hướng đến của hầu hết người trẻ. Nói thật đi, bạn đã từng ngưỡng mộ xen chút ghen tỵ nhìn người ta du lịch quên ngày tháng, đi làm như đi chơi, ngủ ngày cày đêm, đổi nơi làm việc xoành xoạch bằng vô vàn quán cafe cực chill chưa?

Thế nhưng đại dịch Covid-19 đã thay đổi mọi thứ gần như 180 độ.

Covid-19 đã khiến người trẻ thay đổi cách nhìn về nghề freelance như thế nào? - Ảnh 1.

Nghề freelance vừa làm việc vừa đi du lịch khắp thế giới từng là đích đến công việc của đại đa số người trẻ

Freelancer - người bị ảnh hưởng đầu tiên bởi dịch bệnh

Đại dịch Covid-19 giáng một đòn kinh tế xuống tất cả mọi ngành nghề. Giữa guồng quay đại dịch, người ta gần như chỉ quan tâm chị nhân viên văn phòng, anh công nhân bị mất việc, người lao động chân tay, người nghèo… Dân freelancer "vô hình" nằm ngoài các câu chuyện chia sẻ.

Nhiều freelancer cho biết, mùa dịch các công ty chẳng còn mặn mà với chiến dịch quảng cáo, truyền thông. Dân viết lách, marketing, design, thiết kế… phút chốc mất đất dụng võ và trở thành xa xỉ.

Nhân viên kỳ cựu còn bị sa thải, đến công ty còn giải thể thì dĩ nhiên freelancer là người mất việc đầu tiên.

Dịch dã ai cũng tiết kiệm chi tiêu, freelancer làm công việc dạy học, huấn luyện… cũng ngậm ngùi tạm gác nghề.

Thời vàng son, 1 freelancer có thể kiếm hàng chục, hàng trăm triệu mỗi tháng là chuyện thường. Thế nên, có ai ngờ những freelancer giỏi kiến thức, nhoay nhoáy với công nghệ, linh hoạt ứng biến bỗng thất nghiệp - cho đến khi "con" Covid-19 vô hình xuất hiện.

Mộng mơ nhường chỗ cho… no bụng

Covid-19 đã khiến người trẻ thay đổi cách nhìn về nghề freelance như thế nào? - Ảnh 2.

Đại dịch khiến dân freelancer là nhóm bị giảm thu nhập, thất nghiệp đầu tiên và bài toán tài chính là vấn đề đau đầu hơn bao giờ

Với các freelancer theo đuổi con đường làm việc tự do toàn thời gian, đồng nghĩa không trực thuộc một công ty nào. Vì vậy, họ không có cơ hội nộp bảo hiểm xã hội và thất nghiệp để hưởng khoản này nếu vô tình thất nghiệp.

Đại dịch đã khiến họ biết sự quan trọng của tài chính, thấm thía rằng mơ mộng và tự do không bằng… no bụng.

Thư - 23 tuổi, một designer và nhiếp ảnh tự do, cho biết số tiền kiếm được sau 1 năm ra trường đã mạnh tay mua sắm máy móc và đầu tư những chuyến du lịch trải nghiệm. 4 tháng mất việc, cô phải "gồng" bằng khoản tiền vay mượn bạn bè, mọi nhu cầu chi tiêu đều giảm đến mức tối thiểu.

Khoa - 26 tuổi, một coder tự do cũng "nằm nhà" vì công ty "mối ruột" giải thể. Mấy tháng qua, số tiền tiết kiệm cũng sắp cạn.

My - 24 tuổi, copywriter cũng loay hoay "tìm hoài không ra job". Không bạn bè vay mượn, không tiền tiết kiệm, My đành tìm đến các tổ chức tài chính truyền thống nhưng đành từ bỏ. My nói: "Người làm các công việc tự do như tôi rất khó để vay nợ tín dụng khi không chứng minh được thu nhập ổn định từ một công ty. Khả năng tiếp cận với các khoản hỗ trợ cũng ít hơn so với những người có công việc ổn định". Tuy nhiên, may mắn cô gái này "vớ" được bí kíp để sống sót qua dịch, thứ mà sau đó cô đều không ngại chia sẻ với đám bạn làm nghề freelance của mình.

"Thời điểm tưởng phải khăn gói về quê… ăn bám bố mẹ thì tôi biết đến dịch vụ mua sắm trước, trả tiền sau 35 - 45 ngày là Ví Trả Sau do MoMo và TPBank cung cấp. Không cần chứng minh thu nhập, chỉ dùng điện thoại vào app MoMo là tôi mở được Ví Trả Sau", My nói.

Nhờ khoản tiền ứng trước đó, My có thể thanh toán điện nước, hoá đơn, mua sắm đồ ăn thức uống ở siêu thị… Với hạn mức 5 triệu, cô gái trẻ dễ thở hẳn để chi tiêu, xoay sở được cuộc sống trong 1 tháng. Thời gian trả sau 35 - 45 ngày và không mất bất kỳ khoản lãi suất nào nếu trả đúng hạn nên My có thêm thời gian "kiếm job" lấy tiền trả lại. "Cứ xoay vòng thế, tôi đã đi qua qua mùa dịch" - My thở phào.

Covid-19 đã khiến người trẻ thay đổi cách nhìn về nghề freelance như thế nào? - Ảnh 3.

Nhờ Ví Trả Sau của MoMo, nhiều người trẻ như My là freelancer đã xoay sở qua mùa dịch khi tạm thời bị mất việc

Bạn bè là freelancer cũng đã dùng Ví Trả Sau khi được My giới thiệu. Nhiều người trong số đó cho biết đại dịch khiến họ thay đổi suy nghĩ, bắt đầu quan tâm đến tài chính cá nhân hơn và các sản phẩm tín dụng bình dân, đơn giản, không cần thủ tục, giấy tờ phiền toái.

"Tháo chạy" hay bám trụ nghề freelance?

Bức tranh nghề freelance nghe chừng… ảm đạm, hẳn bạn nghĩ số người "tháo chạy" sẽ tăng cao, giã từ cuộc sống tự do để tìm một cái gì đó chắc chắn.

Đáng ngạc nhiên là hoàn toàn trái ngược! Các chuyên gia dự đoán đại dịch đã thay đổi thói quen của nhiều người, nhất là nhóm nhân viên văn phòng. Sau thời gian làm việc từ xa, họ bỗng ám ảnh tháng ngày bó chân trong văn phòng hay tất tả mỗi sáng bơi trong dòng kẹt xe, khói bụi đi làm. Rất có thể họ sẽ gia nhập đội freelancer.

Các chuyên gia cũng dự đoán khi các công việc có thể làm qua internet tăng lên đáng kể sau "giãn cách", freelancer sẽ có thêm nhiều cơ hội hậu Covid-19. Với người trẻ giỏi, sáng tạo, họ có thể ngồi ở một quán cà phê ở Sài Gòn để trở thành freelancer cho hàng tá công ty trên thế giới. Chưa kể sự ra đời của các phương tiện phục vụ làm việc từ xa đã phát triển sẽ là cơ hội vàng cho freelancer.

Đam mê tự do có lẽ chưa bao giờ là điểm dừng với người trẻ nhưng có lẽ ngay từ bây giờ, bên cạnh nâng cao "thương hiệu cá nhân" để nhập cuộc chơi mới, freelancer có lẽ cần nghĩ nhiều hơn đến tài chính và tích lũy tài sản. Bạn cũng đừng quên sở hữu 1 vài sản phẩm tín dụng như Ví Trả Sau - chiếc Ví hữu ích dành cho tất cả dân freelancer để mua sắm, thanh toán các nhu cầu cho cuộc sống hàng ngày trước - trả tiền sau để không lúng túng khi xảy ra biến cố.