Tiểu Đông (Trung Quốc), 5 tuổi, chuẩn bị bước vào lớp 1. Cậu bé rất thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát và phát triển hoàn toàn bình thường. Nhưng thời gian gần đây, mẹ Tiểu Đông thấy con trai có nhiều điểm bất ổn. Nhiều hôm cậu bé không ngủ trưa, lẳng lặng đợi mọi người đi ngủ rồi trốn vào phòng một mình.
Thấy sự việc tiếp diễn nhiều lần, mẹ Tiểu Đông quyết định lén theo để xem con trai đang làm gì. Khi nhòm mắt qua khe cửa, người mẹ lặng người khi thấy cậu mặc váy của chị gái. Thậm chí, Tiểu Đông còn đeo rất nhiều nữ trang và đứng múa trước gương. Tiểu Đông trông thấy mẹ mình, cậu bé hơi xấu hổ nói: "Con thấy váy của chị rất đẹp nên con muốn mặc thử".
Tiểu Đông thường trốn vào phòng và mặc váy của chị gái.
Mẹ cậu thuật lại chuyện với chồng, người chồng an ủi rằng có lẽ con đùa nghịch cho vui, không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nhưng sau một thời gian, Tiểu Đông vẫn lặp lại hành động cũ, thậm chí với tần suất nhiều hơn. Đến lúc này, bố mẹ đưa cậu đến bệnh viện thăm khám.
Tại bệnh viện, bác sĩ hỏi Tiểu Đông rất nhiều. Cậu kể rằng mình có một người chị gái và cảm thấy bố mẹ luôn chiều chuộng, quan tâm chị hơn. Bố mẹ hay nói rằng: "Chị là con gái, con phải bảo vệ chị nhé!", "Con nên nhường chị vì chị là phái yếu",… Vì thế, Tiểu Đông nghĩ rằng trở thành con gái sẽ được bố mẹ yêu thương hơn.
Bác sĩ thuật lại câu chuyện cho bố mẹ Tiểu Đông nghe. Cả 2 người đều bật khóc nức nở. Họ không ngờ rằng những lời nói và hành động thường ngày mà họ cho là điều bình thường lại khiến con hình thành suy nghĩ lệch lạc. Được sự tư vấn của bác sĩ, bố mẹ Tiểu Đông đã thay đổi phương pháp giáo dục để các con phát triển khoẻ mạnh, toàn diện.
Nghe bác sĩ nói xong, mẹ Tiểu Đông đã bật khóc. (Ảnh minh hoạ)
Đối với những cặp vợ chồng sinh nhiều con thường vô tình quan tâm một trong hai con nhiều hơn. Điều này khiến đứa trẻ còn lại tủi thân, tổn thương tâm lý. Đây là chuyện mà nhiều bố mẹ mắc phải nhưng đều không biết. Trên thực tế, khi sinh thêm con, bố mẹ nên cân bằng tình cảm, chú ý đến cảm xúc của các con. Dưới đây là những điều bố mẹ nên làm:
- Cố gắng đối xử công bằng: Nhiều bố mẹ thường dạy các con như: "Con phải nhường em!", "Chị là con gái, con nên san sẻ với chị!",… Điều này không sai nhưng bố mẹ nên diễn đạt để con hiểu chứ không nên ép buộc con. Bố mẹ hãy cố gắng cho các con sự cân bằng, kể cả về vật chất lẫn tình yêu thương.
- Tránh so sánh: Đừng bao giờ bố mẹ đặt câu hỏi cho con dạng như: "Tại sao con không dọn dẹp phòng sạch như chị của con?" hay "Em gái con luôn được điểm cao, tại sao con lại không thể?",… Nếu nói vậy, có thể bố mẹ sẽ làm trầm trọng hơn cảm giác ghen tị của trẻ. Mặc dù bố mẹ không có ý ghét bỏ con nhưng những câu nói ấy vô tình khiến trẻ nghĩ: "Bố mẹ yêu chị/em nhiều hơn mình".
- Nuôi dưỡng và giáo dục những phẩm chất đặc biệt của mỗi đứa trẻ: Hãy khuyến khích niềm đam mê riêng của các con. Khi tài năng đặc biệt của mỗi đứa trẻ được công nhận, trẻ sẽ đặt anh chị em ruột của mình sang một bên và xây dựng lòng tự trọng.
- Dành thời gian ưu tiên một mình với mỗi đứa trẻ: Trẻ rất thích những phút giây được ở bên bố mẹ. Vì thế, bố mẹ nên ưu tiên việc này. Hãy dành nhiều thời gian riêng tư bên mỗi đứa trẻ để trẻ cảm thấy mình được quan tâm, yêu chiều.
- Thiết lập ranh giới rõ ràng: Trẻ cần phải học cách tôn trọng nhau. Điều đó có nghĩa là anh chị cả không được phép trêu chọc em. Cũng như những đứa em cần học cách không gây rắc rối cho anh chị.