Trong gia đình có nhiều anh chị em, việc xảy ra mâu thuẫn giữa các con là khó tránh khỏi. Đặc biệt là lúc bé, các bé chỉ chơi vui vẻ được 5-10 phút rồi sẽ cãi nhau, thậm chí đánh nhau liên tục khiến bố mẹ cực kỳ đau đầu.
Mới đây, trên MXH, các chị em thi nhau chia sẻ một đoạn clip ghi lại hình ảnh tại một gia đình nhỏ ở TP HCM. Cụ thể, do bé gái là chị cả hay trêu và đánh em út nên ba mẹ đã nghĩ ra "chiêu độc" để giúp các con đoàn kết hơn. Người ba giả vờ cho bé trai vào giỏ, sau đó kéo đi và bảo "đem bán", "đem cho" em đi luôn. Người chị thấy thế thì vừa sợ hãi vừa chạy theo ba kéo em lại, nhất quyết không để em đi.
Con gái lớn suốt ngày đánh em, bố mẹ nghĩ ra "chiêu độc". Nguồn: TikTok ba_sam_1104
Mẹ lúc này mới bảo "Sau có đánh em nữa không" thì bé gái vừa khóc vừa lắc đầu, hứa sau sẽ yêu thương em út. Dưới phần bình luận, nhiều bà mẹ cho rằng chiêu này khá hay, có thể giải quyết chuyện cãi cọ giữa hai chị em. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng bé gái trong clip thực chất rất yêu thương em, chỉ trêu em thôi chứ không muốn em rời xa mình.
Một số người mẹ cho biết cách này có thể sẽ phản tác dụng với những bé nhạy cảm bởi con có thể ám ảnh, sợ hãi theo cả vào trong tâm trí và lúc ngủ. Cha mẹ nên cư xử khéo léo, giải thích, phân tích nhẹ nhàng hơn.
Phải nói rằng việc anh chị em có thân thiết với nhau hay không có liên quan chặt chẽ đến cách giáo dục của cha mẹ.
Có một người mẹ nọ có 2 đứa con trai thường xuyên gây gổ, đánh nhau. Mọi người xem đây là điều bình thường giữa những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn. Tuy nhiên, hành động của cha mẹ 2 đứa trẻ này khiến mọi người bất ngờ.
Trong một lần 2 anh em đánh nhau, người em liên tục nói: "Sao anh là anh lớn mà lại không nhường em, mẹ đã nói lớn phải nhường cho nhỏ chứ".
Người anh tức giận đáp lại: "Lần nào cũng vậy, tại sao tao phải luôn nhường cho mày. Tao không phải là con của bố mẹ hả. Mày đừng có ỷ nhỏ mà suốt ngày kiếm chuyện với tao".
Một đoạn hội thoại ngắn của 2 anh em đủ để bộc lộ 2 vấn đề tồn đọng trong mối quan hệ giữa 2 đứa trẻ. Thứ 1, câu nói của người em trai thể hiện cha mẹ là người không công bằng, thiên vị, luôn bắt người anh phải nhường nhịn mọi thứ. Thứ 2, khi 2 đứa trẻ đánh nhau, chúng không có sự hướng dẫn nào của cha mẹ để giải quyết vấn đề của mình. Cha mẹ để mặc kệ con mình tự xử lý bằng bạo lực.
Sự thiên vị của cha mẹ, sự thiếu hướng dẫn đúng đắn đã khiến cho 2 anh em trở nên thù hận nhau, nếu không thay đổi thì sau này chúng sẽ ngày càng ghét bỏ và xa cách nhau.
- Phân chia hợp lý trách nhiệm giữa các con: Đôi khi cha mẹ cũng nên giao trách nhiệm chăm sóc bé thứ 2 cho bé lớn và lặng lẽ đứng bên ngoài quan sát. Bằng cách này, không chỉ tinh thần trách nhiệm của bé lớn được nâng cao mà đồng thời bé sẽ nhận ra rằng "hóa ra trong gia đình còn có một người cần được quan tâm hơn mình".
- Lắng nghe ý kiến của bé lớn nhiều hơn: Bất cứ khi nào 2 đứa trẻ xảy ra mâu thuẫn, một số cha mẹ có xu hướng đứng ra can thiệp và cố gắng hòa giải theo cách của người lớn để có thể 2 đứa trẻ bình tĩnh trở lại thật nhanh.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ có thể để bọn trẻ tự giải quyết vấn đề của chúng. Thường vào thời điểm này, cha mẹ nên hướng dẫn bé lớn nên có trách nhiệm và cư xử hào phóng hơn với em mình. Bằng cách này, khả năng giải quyết vấn đề và cách suy nghĩ về vấn đề của bé lớn vô tình được cải thiện và nâng cao.
- Cha mẹ tuyệt đối không phân biệt đối xử: Cha mẹ cần tránh ưu ái và thiên vị giữa các con với nhau, đối xử công bằng với con cái sẽ giúp tránh xảy ra mâu thuẫn. Cha mẹ cũng không nên phê bình hay trách móc các con khi chúng xảy ra mâu thuẫn mà hãy hướng dẫn các con cách giải quyết xung đột.