Con gái đi học về không chịu đi vệ sinh: Người mẹ xót xa sau khi tìm hiểu nguyên nhân

Hiểu Đan, Theo Phụ Nữ Số 16:39 11/09/2024
Chia sẻ

Phụ huynh này ngay lập tức đến trường làm cho ra lẽ.

Với tất cả các phụ huynh, thời điểm quyết định cho con đi học luôn là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi lớn không chỉ với trẻ mà còn với cả gia đình. Chính vì thế, một trong những mối quan tâm lớn của các cha mẹ là làm thế nào để chọn trường mẫu giáo giúp con được yêu thương, chăm sóc tốt nhất. Dù vậy, mong muốn này không phải bao giờ cũng thực hiện được.

Một người mẹ ở Trung Quốc mới đây đã câu chuyện cho con đi học mẫu giáo thu hút sự chú ý. Theo đó, chị cho con gái đi học mẫu giáo khi mới 3 tuổi. Ban đầu, người mẹ cảm thấy rất vui và nhẹ nhõm vì con gái đã thích nghi được với cuộc sống mới. Tuy nhiên, một ngày nọ, sau khi đi học về, cháu cứ túm chặt quần và liên tục nói: "Con không tè được".

Điều này khiến người mẹ rất bối rối. Thông thường ở nhà, con vẫn tự vào nhà vệ sinh. Tại sao bây giờ lại lúng túng đến vậy. Khi người mẹ giúp con gái cởi quần, những gì nhìn thấy đã khiến chị bật khóc.

Hóa ra chân của con gái dính đầy cát và toàn bộ mặt trong chiếc quần cực kỳ bẩn thỉu. Sau một hồi tra hỏi, cô bé đã nói ra sự thật: Vì bé đi tè quá nhiều lần, còn đi trong giờ ngủ, ảnh hưởng đến các bạn nên giáo viên đã "dọa": Nếu còn đi vào nhà vệ sinh sẽ bị đánh.

Kết quả là khi mắc quá không chịu được, đứa trẻ phải lẻn ra ngoài bãi cát của sân chơi để đi tiểu.

Phụ huynh này ngay lập tức đến trường làm cho ra lẽ. Dù ban đầu chối bay chối biến nhưng sau khi xem camera, giáo viên này đã phải thừa nhận đã lỡ lời với học sinh do quá nóng giận.

Con gái đi học về không chịu đi vệ sinh: Người mẹ xót xa sau khi tìm hiểu nguyên nhân- Ảnh 1.

6 quy tắc chọn trường

Sẽ có những tiêu chí khác nhau được đặt ra với mỗi gia đình trong việc chọn trường, và điều kiện về thời gian, kinh tế, mức độ đầu tư cho con của mỗi bậc phụ huynh cũng hoàn toàn khác nhau. Nhiều người cho rằng, "tiền nào của nấy" nên trường càng đắt càng tốt. Tuy nhiên, ngoài chi phí, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

1. Chất lượng giáo viên

Khi chọn trường mầm non cho con, chất lượng giáo viên là yếu tố rất quan trọng, bởi nó quyết định trực tiếp đến chất lượng của trường.

Đội ngũ giáo viên chất lượng cao có đặc điểm như quan điểm giáo dục khoa học, cấp tiến; chú trọng hướng dẫn trẻ phát triển nhân cách tốt; năng lực chuyên môn vững vàng và kỹ năng giảng dạy tốt, kiên nhẫn và nhiệt tình.

Không dễ để có thể phân biệt được những đặc điểm nêu trên. Vì vậy, là cha mẹ, chúng ta có thể dùng phương pháp quan sát + đặt câu hỏi để khảo sát trình độ của giáo viên. Chẳng hạn như quan sát giáo viên khi dạy, xem phản ứng của họ đối với những đứa trẻ nghịch ngợm như thế nào. Hãy hỏi giáo viên một cách đàng hoàng một số câu như trẻ không ngủ trưa thì phải làm sao? Phân tích và so sánh các câu trả lời được đưa ra bởi các giáo viên khác nhau.

2. Cơ sở vật chất, môi trường

Đây là một trong những căn cứ trực quan và quan trọng để đánh giá trong việc lựa chọn tiêu chuẩn trường mầm non. Điều cơ bản nhất là đảm bảo an toàn cho trẻ, chẳng hạn như trang trí trong nhà và ngoài trời, trang thiết bị điện,… Kế đến là yêu cầu về thực phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn như dinh dưỡng cân bằng, sạch và an toàn, hợp khẩu vị, đơn giản dễ tiêu, tránh quá cầu kỳ.

Cuối cùng, các trường mẫu giáo nên chú ý đến việc đổ rác, lưu thông không khí, chiếu sáng và rửa tay. Nên có khu vực hoạt động, không gian che nắng mùa hè; bố cục môi trường phải đẹp, hài hòa và tươi sáng. Nên có hội họa, trò chơi, thể dục thể thao và các không gian khác phù hợp với lứa tuổi;

Chỉ những trường mầm non đáp ứng được các điều kiện trên mới có thể tạo cho trẻ những cảm xúc tốt về thể chất và tâm lý, giúp trẻ phát triển tốt hơn, kích thích hứng thú của trẻ.

3. Tỷ lệ giáo viên - học sinh

Tỷ lệ giáo viên và học sinh tất nhiên là càng thấp càng tốt, bởi vì chỉ có như vậy, giáo viên mới có thể quan sát hành vi của trẻ. Ở một trường mẫu giáo có chất lượng giảng dạy cao, tỷ lệ giáo viên và học sinh thường được kiểm soát ở mức khoảng 1:8 - 1:15 .

Đối với trẻ 2-3 tuổi học lớp nhỏ, do khả năng tự chăm sóc kém và chưa hoàn toàn độc lập, trẻ cần được giáo viên hướng dẫn, quan tâm nhiều hơn nên tỷ lệ giáo viên – học sinh được kiểm soát tốt nhất trong khoảng 1:8. Độ tuổi 4-5 khả năng tự chăm sóc bản thân đã được cải thiện rất nhiều, tỷ lệ giáo viên- học sinh nói chung là khoảng 1:10. Trẻ em 5-6 tuổi ở lớp lớn có khả năng tự chăm sóc tương đối mạnh và khả năng độc lập cao, tỷ lệ giáo viên- học sinh được kiểm soát ở mức 1:15.

Tất nhiên, tỷ lệ giáo viên trên học sinh cũng bị ảnh hưởng bởi quy mô lớp học mẫu giáo và địa điểm hoạt động, cũng như khả năng chuyên môn của giáo viên, triết lý giảng dạy của nhà trường và khả năng chi trả của phụ huynh.

Nếu không gian giảng dạy quá nhỏ, tỷ lệ giáo viên-học sinh sẽ giảm xuống, nếu kinh nghiệm giảng dạy và năng lực chuyên môn của giáo viên đủ mạnh, tỷ lệ giáo viên-học sinh có thể được tăng lên một cách hợp lý. Tỷ lệ giáo viên-học sinh ảnh hưởng đến chi phí, vì vậy cha mẹ cần lựa chọn theo nhu cầu và điều kiện.

4. Trường công - trường tư

Việc lựa chọn như thế nào còn phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện kinh tế gia đình, nguyện vọng về chương trình học, đặc điểm tính cách của trẻ… Nếu điều kiện kinh tế chấp nhận được và bạn chú trọng hơn đến việc cá nhân hóa việc dạy học thì trường mầm non tư thục sẽ phù hợp hơn.

Nếu không, các trường mẫu giáo công lập cũng có thể đáp ứng các yêu cầu cơ bản và là một lựa chọn tốt.

5. Khoảng cách

Khi chọn trường mẫu giáo cho con, điều quan trọng nhất là chọn theo tình hình thực tế của bản thân. Nếu xét thấy hai trường mẫu giáo tương đương nhau về chất lượng giảng dạy, môi trường, học phí và các yếu tố khác thì nên chọn cái gần hơn.

Như vậy, việc đưa đón con rất thuận tiện, nhất là đối với những phụ huynh có quỹ thời gian đi lại eo hẹp, không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm bớt áp lực giao thông. Ngoài ra, những đứa trẻ ở gần trường hơn sẽ thích ứng nhanh hơn, sẽ không cảm thấy bất an khi rời nhà vì khoảng cách xa. Điều quan trọng nhất là nếu trẻ gặp trường hợp khẩn cấp, bạn cũng có thể đến kịp thời.

6. Nhu cầu và lý tưởng của bạn là gì?

Cụ thể hơn, xem bạn quan tâm nhiều hơn đến việc dạy kiến thức; bạn muốn con mình trải qua tuổi thơ một cách tự nhiên và vui vẻ, hay chỉ đơn giản là mong con được quan tâm chăm sóc? Khi biết nhu cầu và mong muốn của mình, bạn có thể tìm thấy loại hình trường phù hợp. Bên cạnh đó, cần xét khả năng tài chính của bản thân ra sao? Học phí mẫu giáo không nên vượt quá 1/4 thu nhập hàng tháng, tốt nhất là 1/5.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày