Làm cha, làm mẹ có lẽ là công việc khó nhất trên thế giới. Ai cũng là lần đầu tiên làm cha mẹ nên bỡ ngỡ khi đối mặt với khó khăn. Đó giống như việc phải băng qua sông lớn, phải sờ soạng những viên đá vô định mà không có tiêu chí hay ranh giới rõ ràng.
Vì thế, trong quá trình nuôi dạy con, nhiều cha mẹ vô tình mắc phải những sai lầm. Đó chỉ là những lỗi sai vụn vặt của cuộc sống thường ngày nhưng nếu không được sửa chữa kịp thời sẽ khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái bị rạn nứt.
Dưới đây là những lỗi khiến con cái trở nên xa cách với cha mẹ:
Trong quá trình khôn lớn, những đứa trẻ sẽ phải trải qua muôn vàn chông gai, thử thách. Đó là những vấp ngã đầu tiên trên đường đời như: Bị điểm kém, bị thầy cô kiển trách, kết quả thi chưa cao,… Đối diện với những thách thức, trẻ cần rèn luyện dần dần, rút ra những bài học bổ ích.
Khi con vấp ngã, cha mẹ hãy kiên nhẫn giúp con khắc phục (Ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại không muốn như vậy. Họ yêu cầu con mình phải phát triển toàn diện, học hành giỏi giang, chăm ngoan nghe lời. Khi thấy con mắc lỗi, họ áp dụng cách cực đoan để trút bỏ cảm xúc như: Đánh mắng, trách móc con.
Đây là điều độc hại đối với trẻ. Chúng sẽ trở nên sợ hãi, hoang mang, cảm thấy bản thân kém cỏi. Khi lớn lên, chúng sẽ luôn tự ti, mặc cảm và tất nhiên là không bao giờ muốn thân thiết, gần gũi với cha mẹ.
Nhiều bậc phụ huynh áp dụng quan điểm giáo dục nghiêm khắc với mong muốn con sẽ phát triển tốt, hoàn thiện nhân cách. Họ đưa ra kỷ luật thép, không cho con mắc lỗi sai và phải thực hiện theo nguyên tắc mình đề ra.
Lúc đầu, trẻ sẽ rất ngoan ngoãn, nghe lời. Nhưng càng lớn chúng càng không chấp hành theo kỷ luật, có hành động chống đối. Lúc này, việc áp dụng quy tắc gần như không có ý nghĩa và vô tình tạo nên chiếc bóng đen ám ảnh trẻ. Đây là sự tổn thương trong lòng khó có thể xoá nhoà, cần cả đời để chữa lành vết thương.
Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái vô cùng lớn lao và không cần đền đáp. Cha mẹ hết lòng hy sinh mọi thứ, sẵn sàng đầu tư tiền bạc, công sức để con được ăn học tới nơi tới chốn, trở thành người tốt trong xã hội. Vì thế, có lúc con gặp thất bại, vấp ngã trên đường đời, nhiều cha mẹ trách móc nặng lời: "Cha mẹ đã hy sinh nhiều như vậy, sao con lại không cố gắng?", "Mẹ đã làm việc vất vả để có tiền cho con đi học, sao con để bị điểm kém?",….
Đó chính là sự ích kỷ của những người làm cha làm mẹ. Xin đừng đẻ con để làm công cụ gắn kết mối quan hệ vợ chồng. Đừng coi con là vật sở hữu để bạn có quyền la hét, quát mắng con. Đừng coi con là bản sao của chính mình, đặt những kỳ vọng quá lớn so với khả năng của trẻ. Đừng mong chờ quá nhiều việc con phụng dưỡng khi già yếu.
Có bao giờ cha mẹ nhận ra mình từng rất ích kỷ trong việc nuôi dạy con? (Ảnh minh hoạ)
Rất nhiều người tự biến con cái thành tương lai của bản thân. Họ bỏ ra không ít tiền bạc và công sức để đầu tư, không hẳn chỉ để cho con mà để lấy tấm vé an toàn cho tương lai của mình. Cha mẹ hãy học cách trưởng thành trong hành trình cùng con khôn lớn.
Cha mẹ nào cũng kỳ vọng vào con rất nhiều nhưng xin đừng bắt con làm những điều quá sức, bắt con thực hiện ước mơ của mình. Đừng kỳ vọng quá nặng nề lên đôi vai con với nhân danh tình yêu. Cha mẹ hãy học cách cùng con trải nghiệm đam mê thật sự, giúp con phát huy để đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Nếu cha mẹ có sự thấu hiểu, đồng cảm như vậy, chắc chắn tự khắc trẻ sẽ có hiếu, yêu thương thật lòng thật dạ.
Trong quá trình giáo dục con cái, các bậc phụ huynh luôn mong con trở nên xuất sắc, ưu tú. Nhưng sự kỳ vọng quá nhiều đôi khi khiến cha mẹ không bình tĩnh trước sai lầm, thất bại của con. Thậm chí, họ sẵn sàng trách mắng con nơi đông người.
Khi con vấp ngã, hãy bao dung và động viên con thật nhiều! (Ảnh minh hoạ)
Khi đối mặt với một vấn đề xấu của con, cha mẹ sẽ làm thế nào? Đâu là cách giúp con đứng dậy sau vấp ngã? Qua thất bại con sẽ học được điều gì? Cha mẹ nên bình tâm suy nghĩ hướng dẫn con tìm cách giải quyết hơn là chì chiết.
Khi trẻ mắc lỗi và bị quát mắng sẽ khiến trẻ cảm thấy cha mẹ thật đáng sợ, sẵn sàng tạt gáo nước lạnh vào mình, từ chối giúp đỡ. Hay trẻ có thể cảm thấy tự ti, mặc cảm khi bị so sánh với "con nhà người ta". Chính điều này khiến trẻ trở nên bi quan và dần xa cách, không muốn chia sẻ mọi chuyện với cha mẹ.