Con bạn có 2 "khuyết điểm" này? Đừng lo, có thể là "tướng" tài, sau này là người làm nên chuyện lớn!

Hiểu Đan, Theo Thanh niên Việt 13:35 20/04/2025
Chia sẻ

Chúc mừng gia đình bạn nếu có con sở hữu 2 "khuyết điểm" này.

Năm 10 tuổi, cậu bé Elon Musk trải đầy các linh kiện radio vừa tháo rời lên tấm thảm trong phòng. Ai có thể ngờ rằng, cậu bé Nam Phi từng bị thầy cô phàn nàn là "quá hiếu động" này, 40 năm sau lại tái cấu trúc quy trình sản xuất xe tại nhà máy Tesla bằng chính tư duy tháo lắp năm xưa – và trở thành người giàu nhất thế giới?

Khi một đứa trẻ "không nghe lời", người lớn thường vội vàng dán nhãn cho chúng. Nhưng càng khó dạy, những đứa trẻ ấy lại càng có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai.

Nếu con bạn có 2 "khuyết điểm" sau đây, rất có thể bé là người có tố chất lãnh đạo, và sau này là người làm nên chuyện lớn.

Con bạn có 2

Ảnh minh hoạ

1. Tính cách ngang bướng, khó bảo

Những đứa trẻ bướng bỉnh, hành xử khác thường có thể khiến cha mẹ phát điên, nhưng lại sở hữu tinh thần độc lập, óc sáng tạo cao và không ngại thách thức quyền uy. Trong thời đại số, những tư duy phá vỡ khuôn khổ, khả năng liên tưởng vượt lĩnh vực chính là yếu tố then chốt. Nếu được định hướng đúng cách, những "khuyết điểm" này sẽ trở thành động lực mạnh mẽ giúp trẻ vươn tới thành công.

Hiểu và chấp nhận sự khác biệt của trẻ

Trẻ con có quan điểm và cách suy nghĩ riêng. Sự "không nghe lời" có thể chỉ là phản ứng tự nhiên với các quy tắc gò bó. Thay vì vội vàng sửa sai, hãy thử hiểu điều gì đang thúc đẩy hành vi của con.

Ví dụ: Nếu con từ chối làm bài tập, bạn có thể hỏi: "Con muốn học theo cách nào? Chơi rồi mới học, hay học xong rồi chơi?". Hoặc khi trẻ hay trì hoãn học bài, đừng vội trách móc. Có thể bài quá khó khiến trẻ không biết bắt đầu từ đâu, hoặc bàn học bừa bộn, dụng cụ học quá nhiều màu sắc gây mất tập trung.

Thiết lập ranh giới và quy tắc rõ ràng: Trẻ bướng bỉnh thường rất cứng cỏi, ghét bị áp đặt và thích ra lệnh. La hét chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Khi đặt ra quy tắc gia đình, hãy cho trẻ cùng tham gia, trao quyền lựa chọn để trẻ thấy được trách nhiệm và sự tôn trọng. Ví dụ: cùng trẻ lên kế hoạch học tập, thời gian sử dụng điện thoại, lịch đi chơi cuối tuần...

Tạo không gian để trẻ được thể hiện: Những đứa trẻ này thường có nhu cầu biểu đạt rất mạnh mẽ. Nếu bị phớt lờ, chúng dễ hành xử cực đoan để thu hút sự chú ý. Vì thế, hãy tổ chức các buổi "họp gia đình" thường xuyên để trò chuyện sâu sắc, bước vào thế giới nội tâm của trẻ, để trẻ cảm thấy mình được lắng nghe và thấu hiểu. Khi được tôn trọng, trẻ sẽ hợp tác hơn và hành vi phản kháng cũng giảm đi rõ rệt.

2. Thích "phá đồ" – thích tháo lắp, phá vỡ đồ đạc

Những đứa trẻ thích phá đồ có thể khiến cha mẹ khốn khổ, nhưng rất nhiều thiên tài từng là "chuyên gia phá hoại" lúc nhỏ: Elon Musk – được mệnh danh là "Iron Man ngoài đời thực", từng tháo tung mọi thiết bị điện trong nhà, thậm chí còn tự chế tạo đồ chơi từ linh kiện.

Steve Jobs – đồng sáng lập Apple – cũng từng tháo rời các thiết bị điện tử để tìm hiểu nguyên lý hoạt động. Thomas Edison – cha đẻ của bóng đèn và máy ghi âm – từ bé đã tò mò tháo đồng hồ, máy móc trong nhà để khám phá.

Chơi chính là dưỡng chất nuôi dưỡng khả năng sáng tạo. Trong vui chơi, trẻ có thể phát triển những năng lực mà thành tích học tập không phản ánh được.

Thay vì lo lắng, hãy nhìn nhận nhu cầu khám phá và chơi đùa của trẻ một cách tích cực. Hãy biến niềm đam mê "phá đồ" thành động lực học tập và sáng tạo, đồng thời cung cấp đủ điều kiện và hỗ trợ.

Chẳng hạn, chương trình "Thời gian khám phá tự do" của Hà Lan cho thấy: Chỉ cần 2 giờ tự khám phá mỗi tuần, khả năng sáng tạo của trẻ đã tăng 58%! Hãy tạo ra "khu vực thử nghiệm" an toàn cho trẻ – nơi có thể tháo lắp đồ điện cũ, thử nghiệm khoa học đơn giản – để giữ lửa tò mò và tinh thần khám phá.

Trong khi nhiều phụ huynh nhồi kín thời gian của con bằng các lớp học thêm, kỳ vọng thành tích, thì thực ra, chơi cũng là một hình thức học tập.

Tự do khám phá không chỉ tăng hạnh phúc và sáng tạo mà còn kích thích vùng não tạo động lực (VTA), giúp trẻ luôn tràn đầy năng lượng – từ đó học tập cũng sẽ trở nên tự nhiên và hiệu quả hơn.

Mọi thứ đều có hai mặt. Một đứa trẻ "không nghe lời" có thể là vì niềm tin của chúng đang bị thử thách. Một đứa trẻ hay hỏi: "Tại sao con phải làm vậy?", có thể khiến bạn mệt mỏi tranh cãi cả tiếng. Nhưng nếu thay đổi góc nhìn, bạn sẽ thấy đây là một đứa trẻ biết tư duy độc lập, không dễ bị dẫn dắt.

Nếu bạn nhìn thấy điểm đặc biệt trong con, đáp ứng đúng nhu cầu tâm lý, rồi nhẹ nhàng định hướng, biết đâu đó chính là một luật sư tài ba trong tương lai.

Nhớ nhé: Khuyết điểm rõ nét nhất của trẻ, rất có thể chính là ưu điểm lớn nhất của con. Việc của cha mẹ là nhận ra, nuôi dưỡng và làm sáng rực nét riêng ấy – đó chính là chìa khóa khai mở tiềm năng vô hạn của trẻ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày