Có 1 tỷ tiết kiệm và 22 triệu lương hưu/tháng, người đàn ông vẫn phải nhặt phế liệu kiếm sống vì 1 lý do buồn

Tùng Chi, Theo Phụ Nữ Số 16:09 22/11/2023
Chia sẻ

Có nhiều người dù đã lớn tuổi nhưng vẫn cưng chiều con cái, ngay cả khi chúng đã trưởng thành và phải tự lo cho mình. Điều này vô hình chung khiến chúng ỷ lại và người mang mọi đau khổ là cha mẹ.

Cuộc sống yên bình

Ông Tống Đức Huy, 68 tuổi (Trung Quốc) đã nghỉ hưu được 8 năm. Mỗi tháng ông Tống nhận được 6500 NDT (hơn 22 triệu đồng) lương hưu, ngoài ra ông còn tích lũy và tiết kiệm được 350.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng) trong nhiều năm qua.

Lẽ ra với số lương này, thì cuộc sống của 1 người lớn tuổi sẽ cực kỳ thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác xa với mong đợi. Giờ đây, ông Tống phải quay trở lại quê hương, hàng ngày ra ngoài để nhặt ve chai trang trải cuộc sống.

Mọi chuyện bắt đầu từ người con trai của ông Tống. Khi đó, do ảnh hưởng của Chính sách Kế hoạch hóa gia đình (Trung Quốc), vợ chồng ông chỉ có 1 đứa con trai. Bởi vậy nên bao nhiêu yêu thương, tình cảm, hai vợ chồng đều dành hết cho con. Ông Tống và vợ không để con thiếu thốn bất cứ thứ gì từ ăn uống, quần áo, học tập, đều trang bị đầy đủ và tốt nhất trong khả năng.

Có 1 tỷ tiết kiệm và 22 triệu lương hưu/tháng, người đàn ông vẫn phải nhặt phế liệu kiếm sống vì 1 lý do buồn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Sohu)

Dù con trai cần bất cứ thứ gì, hai vợ chồng đều cố gắng hết sức để đáp ứng mong muốn của con. Có lẽ vì điều này mà con trai ông Tống từ lười biếng từ nhỏ và không chịu đựng được trong gian khổ.

Mặc dù cả hai chợ chồng đều tốt nghiệp đại học nhưng con trai chỉ mới tốt nghiệp cấp 2 đã liên tục phàn nàn về việc đi học khó khăn, công việc nặng nề, không muốn đi học. Sau đó, cậu ta bỏ học giữa chừng, ở nhà ăn bám bố mẹ.

Con trai ông Tống sau khi nghỉ học, bắt đầu bước vào cuộc sống xã hội, làm những công việc lặt vặt, tay chân. Tuy nhiên vì trình độ học vấn kém nên anh không tìm được công việc nào ra hồn. Khi thì anh làm công nhân dây chuyền lắp ráp trong nhà máy, khi thì làm nhân viên tạp vụ trong nhà hàng.

Hai vợ chồng ông Tống rất lo lắng, họ đã hy vọng con trai có thể học được 1 nghề như cắt tóc hay nấu ăn nhưng anh ta luôn né tránh vì ngại khó, ngại khổ.

Không biết làm thế nào nên hai vợ chồng chỉ có thể cố gắng cắn răng làm việc thật chăm chỉ để tiết kiệm tiền.

Sóng gió ập đến

Khi con trai 25 tuổi, vợ chồng ông Tống đã mua cho anh ta một căn nhà nhỏ, có 2 phòng ngủ. Cả 2 vợ chồng đều có lương hưu khá tốt, nên sau khi mua nhà, số lương hưu vẫn đủ để cả hai sinh sống thoải mái.

Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, vợ ông Tống đột ngột qua đời, ông phải đối mặt với mọi vấn đề của cuộc sống như mua sắm, nấu ăn, giặt giũ,...Mọi thứ thật cô đơn và tẻ nhạt.

Có 1 tỷ tiết kiệm và 22 triệu lương hưu/tháng, người đàn ông vẫn phải nhặt phế liệu kiếm sống vì 1 lý do buồn - Ảnh 2.

Ảnh minh họa (Sohu)

Lúc này, con trai và con dâu sắp sinh em bé gọi điện đến, nói cần ông tới và chăm sóc chúng. Sau khi đưa bé ra đời, con dâu ông Tống chỉ ở nhà, con trai thì không có công việc nghiêm túc, cuộc sống khó khăn. Ông Tống ở nhà liên tục phải nghe con dâu than thở về tình hình tài chính. Khi thì cô nhắc không có tiền mua sữa, khi thì không có tiền mua thức ăn, khiến ông vô cùng đau đầu.

Không còn lựa chọn nào khác, ông quyết định dùng lương hưu của mình để gánh chi phí sinh hoạt cho gia đình. Ban đầu mọi thứ khá suôn sẻ, tuy nhiên, một thời gian sau, tốc độ tiêu tiền của con dâu khiến ông trở nên dùng tiền nhanh hơn và hoang phí hơn. Khoản lương hưu hàng tháng của ông nhanh chóng cũng cạn kiệt, ông buộc phải trích 1 phần tiền tiết kiệm để trang trải.

Thời gian sau, hai vợ chồng con trai ông muốn sinh thêm 1 em bé và có một căn nhà mới. Chúng biết ông Tống vẫn đang có hơn 1 tỷ đồng tiết kiệm nên đã cố gắng thuyết phục cha bằng mọi cách. Ban đầu ông Tống không đồng ý, nhưng sau cúng ông vẫn phải rút hết số tiền đó ra để đưa cho con trai mình.

Có 1 tỷ tiết kiệm và 22 triệu lương hưu/tháng, người đàn ông vẫn phải nhặt phế liệu kiếm sống vì 1 lý do buồn - Ảnh 3.

Ảnh minh họa (Sohu)

Sau khi trả góp 1 số tiền lớn để mua nhà, mỗi tháng, gia đình ông Tống vẫn phải trả cho ngân hàng là 5000 NDT (17 triệu đồng). Họ tính là sẽ dùng số lương hưu hằng tháng của ông để trả, thế nhưng sau đó thì cả gia đình không có gì để ăn uống, mua sắm.

Cuối cùng 2 vợ chồng đã bàn bạc và trực tiếp lấy đi thẻ lương hưu của ông và hứa sẽ đưa cho ông 1000 NDT hàng tháng để chi trả sinh hoạt. Chúng cũng hứa rằng sẽ chăm sóc ông Tống.

Có 1 tỷ tiết kiệm và 22 triệu lương hưu/tháng, người đàn ông vẫn phải nhặt phế liệu kiếm sống vì 1 lý do buồn - Ảnh 4.

Ảnh minh họa (Sohu)

Hối hận cũng không kịp

Không may, vài tháng sau đó, ông Tống mắc 1 căn bệnh hiểm nghèo, con trai và con dâu ông bắt đầu thay đổi thái độ. Họ không chăm sóc và bỏ mặc ông Tống tự xoay sở với 1000 NDT (hơn 3 triệu đồng) trong tay.

Ông đã quyết định chuyển về quê, nhưng cũng không thể lấy lại thẻ lương của mình. Ông định đi báo công an về việc mất thẻ, nhưng con trai đe dọa rằng, nếu ông làm như vậy, chúng sẽ cắt đứt quan hệ cha con và không cho ông xem mặt cháu.

Có 1 tỷ tiết kiệm và 22 triệu lương hưu/tháng, người đàn ông vẫn phải nhặt phế liệu kiếm sống vì 1 lý do buồn - Ảnh 5.

Ảnh minh họa (Sohu)

Ông tống quyết định chuyển về quê, nơi 2 vợ chồng từng sống. Con dâu gửi cho ông 1000 NDT mỗi tháng nhưng với chi phí điều trị y tế, thuốc men cộng với sinh hoạt thì hoàn toàn không đủ. Ông Tống buộc phải ra ngoài thu thập phế liệu để mang đi đổi lấy một chút tiền sinh hoạt.

Đây chính là hậu việc của việc quá nuông chiều và bao bọc trẻ. Con cái là kết quả của sự lao động với bố mẹ. Khi bố mẹ già đi, chúng ta cần phải có trách nhiệm báo hiếu và chăm sóc một cách vô điều kiện. Tốt nhất, hãy giáo dục cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ để chúng nhận biết và có ý thức hơn trong việc chăm lo và yêu thương gia đình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày