Hoài Linh – “bố già trẻ con”Ông bố
Hoài Linh trong
Vũ điệu đường cong rất ham vui, thường xuyên bị vợ “réo” vì tội
“suốt ngày ôm cái TV”. Khi con trai vô tình đóng phim và lên báo thì bố
Hoài Linh
cực kỳ hoan hỉ, như đứa trẻ con mang đi khoe khắp xóm.
Nhưng đừng
tưởng ông vô tâm, thực chất người đàn ông này cực kỳ yêu vợ, thương con. Bằng chứng
là ông thường nịnh vợ, khi vợ giận liền phát hiện và bảo con trai
“liệu mà cư xử với mẹ mày”. Và lúc vợ mất, giọng ông lạc đi, vỡ òa trong điện thoại…
Nghệ sĩ (NS) Thanh Dương – ông bố “Nobita khờ khạo”Ông bố trong
Cửa sổ thủy tinh lại là phiên bản Việt của
Nobita khờ khạo. Vì chậm chạp mà bố để cô con gái lớn
Chi My
uống sữa quá “đát” thay… cún cưng; trổ tài gọt cam thì tung cam lên thẳng trần nhà, rơi xuống đầu đến nỗi ngất xỉu.
Tuy ngốc nghếch là vậy nhưng
bố Chi Bi lại rất yêu thương gia
đình. Ngày 8/3, bố lăng xăng dọn dẹp để ba mẹ con ngồi chơi, mua
váy tặng vợ, chiếc xược cài tóc lấp lánh để Chi My đi hát, vỏ điện thoại cực xì tin cho Chi Bi vì để ý thấy điện thoại con rơi xước. Mỗi khi Chi Bi bị mẹ mắng, bố khờ lại ngọt nhạt khuyên mẹ, bênh Chi Bi nữa đấy.
Chánh Tín – ông bố “giận hờn vu vơ”Bố của
Khánh Linh trong
Cưới ngay kẻo lỡ đích thị là một quý ông “to đầu”. Bởi dù đã xây dựng được một cơ nghiệp khá giả và có cô con gái đến tuổi cần “cưới ngay kẻo lỡ” thì ông bố này vẫn ngày ngày chơi trò “giận lẫy” với vợ.
Cặp vợ chồng già này dù ngồi đối diện nhau nhưng vẫn một mực nhờ con gái chuyển lời
“nói với bố con là…”,
“nhắn với mẹ mày là…”, mà nhắn gì? Toàn là lời yêu thương, quan tâm, chăm sóc nhau thôi đấy chứ: từ chén canh bổ ông hầm cho bà để đâu, đến bà nhắc ông uống thuốc thế nào…
NS Thanh Nam – ông bố “ngây thơ”Ông bố tốt bụng và cả tin nhất là ông
Huỳnh (
Bán anh em xa mua láng giềng gần), đến mức con gái phải dặn cha cẩn thận không người ta gạt… bán sang Campuchia.
Ông
Huỳnh còn rất nhân hậu. Gặp một cô gái ở ngoài bến xe bị mất tiền, ông liền cho 500 nghìn chưa kể tiền xe ôm. Dù
Ngọc khăng khăng cha bị lừa thì ông vẫn tin tưởng và thương cảm cô gái. Thực chất, ông giúp cô gái kia vì nghĩ cô cũng là sinh viên giống con mình, cuộc sống trọ học xa nhà thiếu thốn đủ đường.
NS Hữu Châu – ông bố “cà tưng”
Danh hiệu ông bố “cà tưng” nhất chắc chắn thuộc về ông
Thìn trong
Tết ơi Xuân à. Ông
Thìn là chủ nhân của những câu “phát ớn” như:
“Sao lại lựa ngay bà Tám mụn bọc mua, rủi bà nặn cái mụn nó búng nguyên vào bát canh zô”
rồi mò mò bát canh xem có thấy… mụn không. Hay định nghĩa kỷ niệm 35
năm ngày cưới là đám cưới inox vì inox bền, chắc.
Cà chớn suốt ngày mà
ông
Thìn rất tình cảm. Chính vì nhớ con mà ông bố già mới lập mưu “15 ngày báo hiếu” để thử lòng hai con.
Hiếu Hiền – ông bố 1-0-2Trong
Hot boy nổi loạn,
Hiếu Hiền vào vai thằng
Cười – một chàng ngốc, ngờ nghệch.
Cười đã mang một quả trứng vịt về, kiên nhẫn ấp nó bất chấp sự cười cợt của người xung quanh. Vậy nên có thể nói
Cười chính
là bố của con vịt nở ra từ quả trứng ấy. Một người, một vịt - sống, yêu
thương và bảo vệ nhau như một gia đình.
Cả nỗi lòng của Cười khi thả vịt bơi theo bầy cũng hao hao tấm lòng bậc làm cha mẹ: vì hạnh phúc của con mà ôm trọn âu sầu. Kết phim, con vịt dù vui vẻ với bầy vẫn nhớ đường tìm về với bố Cười, như con người dù đi bao xa cũng trở về nhà.
Kết
Từ trước đến nay, hình ảnh người cha không được khai thác sâu trên màn
ảnh Việt nhưng luôn để lại dấu ấn riêng trong lòng khán giả. Có lẽ là
bởi cũng như trong cuộc sống thật, cha thường lặng lẽ yêu thương và bảo
vệ gia đình như một người hùng thầm lặng.