Ra mắt từ ngày 30.04 vừa qua trên toàn quốc, bộ phim
Tây Sơn Hào Kiệt đã tạo ra một làn sóng mới đưa khán giả tới rạp chiếu trong những ngày lễ kỷ niệm lớn của dân tộc. Hãng phim Lý Huỳnh đã tỏ ra khá “chịu chơi” khi chi tới 12 tỷ VND để thực hiện bộ phim này, bao gồm cả việc thuê diễn viên, may phục trang, thực hiện kỹ xảo… Thế nhưng, việc đầu tư mạnh tay lại không đồng nghĩa với doanh thu cao tại các phòng bán vé, khi mà khán giả có vẻ dường như không mặn mà cho lắm với bộ phim dã sử tư nhân đầu tiên này. Hãy cùng
Kênh 14 điểm qua một số điểm mạnh và điểm yếu của
Tây Sơn Hào Kiệt nhé.
Những điểm cộng hiếm hoiĐiểm cộng đầu tiên và cũng là điểm dễ thấy nhất ở bộ phim chính là nó được xây dựng trên một bối cảnh khá hoành tráng. Việc huy động được một lượng diễn viên quần chúng lớn (hơn 20.000 người, hơn 200 võ sư), chưa kể đến ngựa, voi chiến hay là việc mang những khẩu pháo thần công lên phim, đã cho thấy quyết tâm của đoàn làm phim khi muốn xây dựng một bộ phim dã sử thực sự mang tính tầm cỡ. Những cảnh quay tại những địa danh nổi tiếng, những cung điện nguy nga tráng lệ cũng gây được những ấn tượng khá tốt đối với người xem.
Việc góp mặt của những một dàn các diễn viên tên tuổi như NSND
Thế Anh, NSND
Đoàn Dũng, hoa hậu
Thùy Lâm... và đặc biệt là diễn viên được coi là "bạch mã hoàng tử" một thời,
Lý Hùng, làm cho khán giả càng thêm tò mò về bộ phim. Và quả thực, diễn viên
Lý Hùng đã không làm cho khán giả cảm thấy thất vọng khi anh vẫn chứng tỏ được rằng mình chính là linh hồn của cả bộ phim. Trong vai Hoàng đế
Quang Trung, Lý Hùng đã thể hiện xuất sắc cái khí khái anh hùng, bản lĩnh của một bậc đại trượng phu.
Vào năm 2009, khán giả đã được dịp "ngớ người" trước bộ phim "lệch lịch sử hoàn toàn"
Inglourious Basterds của đạo diễn
Quentin Tarantino và năm nay, người xem Việt Nam cũng có một tác phẩm táo bạo tương tự khi "dám" làm sai lịch sử. Ví dụ như trong lịch sử, tên giặc
Sầm Nghi Đống sau khi nghe tin đại bại thì đã tự thắt cổ mà chết ở Đống Đa, còn ở trong phim, hắn đã bị hoàng đế
Quang Trung giết chết trên chiến trường. Đó là một sự mạnh tay của nhà biên kịch, vừa để nâng tầm chiến thắng của quân dân Việt, vừa để khẳng định bản lĩnh của con người
Quang Trung.
Ngoài ra, phần âm nhạc trong phim cũng có thể coi là một điểm mạnh nữa của
Tây Sơn Hào Kiệt. Những bản nhạc lãng mạn xuất hiện trong các pha “tình củm”, còn những đoạn nhạc hùng tráng, đầy tính anh hùng xuất hiện trong các trường đoạn chiến đấu, lâm trận đều được sử dụng rất hợp lý, tạo nên điểm nhấn cho bộ phim.
Những điểm trừ khó đỡKịch bản của phim khá sơ sài và có bố cục không hợp lý, tạo cảm giác hẫng hụt, khiến cho khản giả cảm tưởng như đang thưởng thức một bộ phim bị tua nhanh vậy. Ví như ngay khi khán giả còn chưa hiểu mô tê nguyên nhân tại sao công chúa
Ngọc Hân lại ghét cay ghét đắng
Quang Trung đến vậy thì bỗng nhiên đùng một cái, cô lại quay ra "đổ cái rầm" trước người anh hùng áo vải này. Hay như cảnh tên sát thủ vào ám sát công chúa
Ngọc Hân đang thể hiện tinh thần "chết cũng không khai" thì ngay sau đó đã vội kể lể hết mọi chuyện. Bên cạnh đó còn có một số chi tiết khá vô lí như khi hai bên đang đánh nhau kịch liệt, bỗng nhiên tướng hai phe đòi ra quyết đấu tay đôi, "tướng đấu tướng" giống như kiểu trong Tam Quốc ngày xưa.
Bên cạnh đó, phần quay phim cũng không được tốt. Việc lạm dụng những góc quay cận cảnh nhằm để đặc tả tâm lý của nhân vật đã gây phản tác dụng khi máy quay vừa quay nhân vật này lại chuyển sang quay nhân vật khác, rồi vụt cái lại quay ngược lại nhân vật ban đầu, gây cảm giác chật chội giống như là nhân vật đang đóng phim chỉ trong 1 căn phòng vậy. Còn ở những góc quay đại cảnh lớn thì máy quay chĩa từ trên xuống nhằm thể hiện được độ hoành tráng của bộ phim, nhưng vô tình lại làm lộ ra cảnh bát nháo, lộn xộn của dàn diễn viên quần chúng ở phía dưới. Có thể nói, chính sự kém đa dạng, thiếu sáng tạo về góc máy quay đã khiến cho hiệu quả hình ảnh của phim bị giảm khá nhiều.
Bên cạnh đó cũng phải nói tới diễn xuất của các diễn viên trong phim. Dù đã rất cố gắng, nhưng dường như diễn xuất của dàn diễn viên trong phim lại không được tốt, thậm chí một số diễn viên còn không bộc lộ được một tí cảm xúc nào trên phim.
Có thể nói, dù nhận được nhiều lời khen chê khác nhau, song với những gì đã thể hiện,
Tây Sơn Hào Kiệt vẫn xứng đáng nhận được sự khích lệ từ phía khán giả, đặc biệt là những khán giả yêu điện ảnh Việt Nam bởi những nỗ lực trong việc xây dựng một bộ phim lịch sử đúng nghĩa trong hoàn cảnh nền điện ảnh nước nhà còn non trẻ. Tuy rằng khi so sánh với những bộ phim dã sử khác của các nước trong khu vực thì khó có thể nào sánh bằng, nhưng hãy đến xem
Tây Sơn Hào Kiệt với tinh thần
"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" để cảm nhận tinh thần dân tộc hào hùng và ủng hộ những nhà làm phim tư nhân tâm huyết như
Lý Huỳnh.