Nếu như ở hai phần trước Despicable Me, các Minion chỉ là những tay sai với thân hình tròn như những viên thuốc nhộng, đeo cặp kính tròn xoe phục vụ Gru, thì ở phần mới nhất này chúng lại là vai chính. Với tình yêu và niềm đam mê dành cho môn nghệ thuật thứ bảy, hai đạo diễn Kyle Balda và Pierre Coffin đã đưa những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng vào trong Minions như một sự tôn vinh và tự hào.
Và như để tôn vinh Chaplin và bộ phim nói đầu
tiên của ông – The Great Dictator (1940), đạo diễn đã sáng tạo chi tiết
Bob - vô tình trở thành vị vua mới
của nước Anh lên phát biểu trước toàn dân chúng, giống hệt chi tiết
vị vị độc tài - do Chaplin thủ vai nhằm đả kích Hitler, cũng đã có một
bài phát biểu vô nghĩa trước đám đông. “Cái đích đến trong thể loại
phim hoạt hình đó là tạo ra được sự đồng cảm. Chúng tôi muốn truyền
đạt đến khán giả thật rõ ràng những suy nghĩ và cảm nhận của từng
nhân vật, và Charlie Chaplin thực sự đã làm được những điều đó trên
cả tuyệt vời”, đạo diễn Kyle Balda nhận
xét.
Đạo diễn Coffin chia sẻ: “Chúng tôi không hề
muốn làm phần tiếp theo mà không để lại chút ý nghĩa nào đó trong
lòng khán giả”. Vì thế mà 2 vị đạo diễn đã tham khảo khá nhiều
tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, trong đó có những bộ phim của đạo
diễn David Lean: Doctor Zhivago (1965) và Lawrence of Arabia (1962). Những
cảnh quay toàn cảnh với góc quay rộng mà chúng ta thấy trong đoạn
đầu của phim có sự tham khảo từ hai tựa phim trên, khi 3 nhân vật chính
được đặt ở giữa màn hình và bao quát là những “lâu đài” các Minion
xây dựng cùng một đàn nhóc vây quanh tiễn chúng đến một cuộc hành
trình mới.
Hai phần Despicable Me vốn đã lấy cảm hứng từ
series James Bond huyền thoại nhưng Minions còn liên quan nhiều hơn thế.
Bộ phim lấy bối cảnh vào năm 1960 cùng với phần âm nhạc cổ điển và
trang phục thịnh hành lúc bấy giờ. Các Minion - đều được lồng tiếng
bởi đạo diễn Coffin tưởng như đã tìm được vị chủ nhân độc ác nhất
Scarlet Overkill – nữ ác nhân đầu tiên của nhân loại. Chồng của Scarlet
là nhà khoa học Herb chuyên tự chế tạo những vũ khí nguy hiểm, trong
đó có khẩu súng bắn tia dung nham. Khẩu súng này cũng gợi nhắc đến
một vũ khí trong bộ phim 007 Goldfinger (1964), đó là chi tiết James
Bond bị bắt và Goldfinger định cắt đôi người Bond bằng một máy bắn tia
laser.
Hoặc như khi đến với Villain-Con (Một hội chợ phản diện
nhại theo hội chợ truyện tranh Comic-Con), ba chú Minion Kevin, Bob và Stuart bị
choáng ngợp bởi hàng loạt ác nhân “lạ mà quen”. Phần lớn những kẻ xấu này được
lấy ý tưởng từ những tựa phim hành động và kinh dị nổi tiếng của Mỹ, trong đó
có một gã cao to cầm kiếm nhại theo phim Conan the Barbarian (1982), một gã hề
nhại theo It (1990), hay một tên nhân ngư bắt chước tạo hình của con quái vật
trong phim Creature from the Black Lagoon (1954).
Không chỉ lấy nguồn cảm hứng từ điện ảnh, âm
nhạc cũng được khơi gợi trong bộ phim về những chú binh nhí này. Chi
tiết 3 Minion hành quân đến New York qua các đường thoát nước, vừa ngoi
được lên từ đường cống đã bị người đi đường dẫm bẹp, khiến chúng ta
liên tưởng đến ảnh bìa một album nổi tiếng của ban nhạc The Beatles:
Abbey Road. Hình tượng Stuart “đập gãy cây đàn” ở cuối phim cũng bắt chước khoảnh
khắc cao trào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ở Mỹ như Jerry Lee Lewis hay Charles
Mingus.
Một chi tiết nữa cũng khá thú vị đó là khi
các Minion đặt chân đến Anh Quốc thực hiện sứ mệnh cao cả ăn trộm
chiếc vương miện của nữ hoàng, rất nhiều người dân nước Anh “nghiện”
trà: từ người đưa tin trên tivi, cảnh sát rượt đuổi các Minion, hay ngay cả
trong cuộc chiến giữa Kevin và nữ ác nhân Scarlet vẫn xuất hiện hình
ảnh tách trà. Tách trà chứ không phải là cà phê, đó chính là một
nét văn hóa, một biểu tượng mà người dân Anh vô cùng tự hào.