Hot Boy Nổi Loạn Và Câu Chuyện Về Thằng Cười, Cô Gái Điếm Và Con Vịt (tên gọi tắt là
Hot Boy Nổi Loạn) lấy bối cảnh thành phố Sài Gòn – nơi triệu người tha phương tụ họp về với suy nghĩ làm giàu, tìm kiếm cơ hội đổi đời từ đây. Cùng với tựa phim tiếng Anh
Lost In Paradise (
Lạc Giữa Thiên Đường) và suy nghĩ ngờ nghệch của nhân vật
Khôi (
Hồ Vĩnh Khoa):
“Người ta nói Sài Gòn là thiên đường đúng không anh?”,
Vũ Ngọc Đãng bước đầu tạo ảo giác về thành phố phồn hoa cho khán giả. Để rồi sau đó, các tuyến nhân vật trong cả hai câu chuyện đều bị “dìm” xuống đáy vực.
Khôi – một chàng trai bỏ nhà vào Sài Gòn tự lập bởi sự chối bỏ giới tính từ gia đình.
Lam (
Lương Mạnh Hải) – một trai bao hàng đêm chôn chân trên vỉa hè kiếm khách. Cô gái điếm (
Phương Thanh) đến Sài Gòn bán thân xác để mưu sinh. Thằng
Cười (
Hiếu Hiền) ngây ngô, sống cô độc trên chiếc ghe cũ neo bên sông.
Cả bốn mảnh đời đều tồn tại lay lắt trong những con hẻm tối tăm, những góc khuất đổ nát của thành phố triệu dân, đèn hoa rực rỡ này. Có người tự nguyện, có người không còn sự lựa chọn khác. Tất cả họ đều mắc kẹt trong ngõ cụt của cái nghèo mà giới tính và nghề nghiệp chính là bức tường ngăn họ thoát ra. Điều tạo nên màu sắc riêng biệt cho từng nhân vật là khát vọng vươn lên và niềm tin vào tình yêu – người có kẻ không.
Lương Mạnh Hải đã trở nên quen thuộc với khán giả qua những vai dễ thương, hài nhẹ nhàng trong
Những Cô Gái Chân Dài,
Tuyết Miền Nhiệt Đới,
Đẹp Từng Centimet,
Bỗng Dưng Muốn Khóc. Tuy nhiên, với
Hot Boy Nổi Loạn, người xem có thể thấy sự trưởng thành về diễn xuất của
Lương Mạnh Hải trong vai
Lam. Không ngây thơ, không láu cá, không ước mơ, không hoài bão…
Lam có nội tâm phức tạp, mất lòng tin vào đời và tình.
Lương Mạnh Hải diễn bằng mắt khá tốt, thể hiện thành công cả những tia nhìn phẫn nộ lẫn ảm đạm, đau thương.
Lương Mạnh Hải rũ bỏ hình ảnh trẻ trung, sôi nổi để thể hiện khía cạnh đàn ông hơntrong một vai... gay
“Hot boy”
Hồ Vĩnh Khoa lần đầu đóng phim không tránh khỏi những sai sót. Cách thoại của
Khoa tuy còn cứng nhưng khá may mắn, bộ phim không có nhiều câu thoại. Mặt khác, mỗi lời nói trong phim đều sâu sắc nên dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên, cũng chính nhờ sự “ngô nghê mới vào nghề” mà
Khoa diễn vai
Khôi ngọt xớt.
Khoa mang đến cho khán giả hình ảnh một chàng trai rõ ràng vẫn còn ngây thơ như đứa trẻ dễ khóc, dễ cười. Anh thể hiện rất đạt tính cách yếu đuối lẫn với kiên cường qua những tiểu tiết như cái tức tưởi, cái làm lẫy, cái bướng bỉnh... của một thanh niên đang lớn, đang yêu và yêu rất nhiều. Đánh giá trên tiêu chuẩn một diễn viên trẻ tuổi, tay ngang, hóa thân vào vai diễn “nặng ký”, thì những gì
Hồ Vĩnh Khoa thể hiện hoàn toàn xứng đáng được ngợi khen.
Chính sự non nớt trong diễn xuất giúp Hồ Vĩnh Khoa thể hiện được cái ngây ngô, chân thật của nhân vật Khôi Đối với vai cô gái điếm của
Phương Thanh, người ta hoàn toàn không còn cảm giác một ca sĩ đóng phim khi nhìn vào mắt cô gái điếm ngước nhìn bầu trời đêm mưa qua lỗ thủng của cây dù, chỉ thấy trong mắt mịt mù, trống rỗng… hay khi chị tự nhiên “phun” những lời mời mọc, ngả giá… và phút tự sự chân chất về cuộc đời.
Phương Thanh đã không phụ kỳ vọng của khán giả yêu quý chị.
Phương Thanh xóa bỏ định kiến ca sĩ đóng phimvà lay động trái tim khán giả với vai cô gái điếm Hiếu Hiền quen thuộc với vai trò diễn viên hài giờ đây nhập vai thằng
Cười nhưng… cười không nổi trước sự ngờ nghệch khi anh tự mình ấp một quả trứng vịt, hay luẩn quẩn quanh một gái điếm già… Nụ cười mà
Hiếu Hiền tạo ra đầy tính nhân văn: khán giả đồng cảm với hạnh phúc của thằng
Cười khi con vịt chui ra từ quả trứng hay khi con vịt rẽ nước bơi về với chủ. Có thể nói, đây là vai diễn hay nhất trong phim và cũng là vai diễn gây cười “thấm” nhất của
Hiếu Hiền.
Dù không có ngoại hình đẹp và chỉ thoại duy nhất câu "cạp cạp"'nhưng nhân vật thằng Cười của Hiếu Hiền gây nhiều ấn tượng nhất trong phim Cái kết của bộ phim gây nhiều tranh cãi. Có người cho rằng
Vũ Ngọc Đãng nên cho các nhân vật của anh một kết thúc sáng màu. Cũng có người cho rằng
Vũ Ngọc Đãng không dám “tặng” giới thứ ba một cái kết đẹp khi xã hội vẫn còn kỳ thị người đồng tính. Đúng - sai không ai biết, nhưng tất cả đều có thể thấy, cái kết mà
Vũ Ngọc Đãng đưa ra là hợp lý và hiệu quả nhất. Đó không chỉ là sự giải thoát cho các nhân vật mà còn tạo cảm giác xót thương, cảm thông sâu sắc với những mảnh đời trong phim. Nếu có một kết thúc hạnh phúc vẹn toàn, chưa chắc bộ phim có thể thành công đến thế. Câu chuyện của hai chàng hot boy nổi loạn, thằng
Cười, cô gái điếm có thể khiến chúng ta phải khóc.
Các tình tiết phim đều được thể hiện chân thật. Đó là một thế giới ngầm nhơ nhuốc trần trụi qua lăng kính nghệ thuật, nhưng lại không gây phản cảm. Phim hạn chế các câu thoại và tập trung thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ cùng diễn xuất của diễn viên, mà trọng tâm là ánh mắt.
Thành công của
Hot Boy Nổi Loạn không thể thiếu công lớn của bộ phận quay phim và âm nhạc. Bối cảnh trong phim hầu hết là xóm lao động nghèo, khu chợ, khu ổ chuột… Thế nhưng, không ít khán giả ngỡ ngàng trước những khung hình rất đẹp, rất đời và rất Việt Nam trên màn ảnh. Nhạc phim do ca sĩ
Minh Thư đảm nhận cũng phát huy hiệu quả. Sự lồng ghép hợp lý những đoạn nhạc không lời và các ca khúc do chính
Hồ Vĩnh Khoa thể hiện khiến khán giả dễ xuôi theo mạch truyện và hòa vào xúc cảm của nhân vật hơn. Tiếc rằng chị
Chanh lại không tham gia thể hiện ca khúc nào trong phim.
Những khung hình rất đẹp, rất đời, rất Việt Nam Tuy nhiên, sau loạt điểm cộng kể trên thì
Hot Boy Nổi Loạn vẫn còn những điểm trừ mà khán giả khó tính dễ dàng tìm ra. Bộ phim lạm dụng khá nhiều cảnh “khoe mông” của
Lương Mạnh Hải, nước mắt của hai chàng hot boy và từ ngữ thô tục trong các câu chửi… khiến khán giả khó chịu.
Hồ Vĩnh Khoa khóc quá nhiều
Vũ Ngọc Đãng đã thành công trong việc vẽ bức tranh về những mảnh đời nơi đáy xã hội lên chính bức tường đổ nát ngăn họ thoát thân – bức tường dựng nên từ đồng tiền và quan niệm cổ hủ của xã hội với người đồng tính. Bức tranh của anh tuy không đẹp nhưng hơn hết, nó đầy nghệ thuật và giàu tính nhân văn – điều sẽ còn đọng lại trong lòng mỗi khán giả đến rạp xem phim.
Đạo diễn Vũ Ngọc Đãng lại cống hiến cho làng phim Việt
một tác phẩm để đời