“Chiêu” pha chút giả tưởng vào phim hài Tết tiếp tục được hãng
Phước Sang sử dụng trong “con át chủ bài” năm nay. Nếu năm ngoái,
Thiên sứ 99 chọn nhân vật chính là một chàng thiên thần bảnh trai thì năm nay,
Hello Cô Ba lại chọn một anh nông dân có vẻ quá bình thường nhưng lại sở hữu năng lực phi thường:
Tư Lặn với “tuyệt chiêu” dựng tóc tiên đoán.
Câu chuyện bắt đầu khi
Tư Lặn bị cô hàng xóm -
Lành đá bay xuống giếng vì “tình nghi” anh chàng rình cô tắm. Nhưng không biết vì lý do gì, sau khi được ba mẹ
Lành vớt từ giếng lên thì
Tư Lặn lại có khả năng dựng tóc và dự đoán tương lai hết sức kì diệu. Cũng kể từ đó,
Tư Lặn phải đối mặt với vô số rắc rối vì khả năng có 1-0-2 của mình. Bà con làng xóm luôn trong trạng thái “tóc dựng là rượt theo”.
Tóc dựng là rượt theo. Rồi số phận đẩy đưa
Tư Lặn gặp
Châu Lợi Nhuận. Khi biết được khả năng dựng tóc của
Tư Lặn,
Châu Lợi Nhuận lên kế hoạch khai thác triệt để khả năng kỳ diệu này.
Châu Lợi Nhuận bắt
Tư Lặn hóa thân thành những nhân vật khác nhau để kiếm tiền bằng lòng tin của người dân. Mọi chuyện trở nên trầm trọng khi đại ca
Trung Ninza – một tay xã hội đen xấu xa, bẩn tính biết được khả năng của
Tư Lặn…
So với các kịch bản khác trong mùa phim Tết năm nay,
Hello Cô Ba là phim hiếm hoi sử dụng các “chiêu” chọc cười đậm nét Tây Nam Bộ, hết sức dân dã. Khai thác bản tính chân chất và hiền lành như cục đất của anh nông dân
Tư Lặn, phim khiến khán giả không ít lần cười nghiêng ngả bởi hàng loạt tấn bi - hài kịch xảy ra bất ngờ. Bên cạnh đó, phim còn sử dụng kỹ xảo khá đặc sắc cho các phân đoạn dựng tóc, tạo cảm giác không quá “ảo” cho khán giả khi xem.
Đặc biệt, khả năng giả gái của
Hoài Linh được khai thác “hết công suất”, giúp bộ phim thu về thêm kha khá điểm cộng. Dàn mỹ nhân trong truyền thuyết lần lượt được
Hoài Linh hóa thân hoàn hảo, với sự hỗ trợ tích cực từ trang phục cầu kỳ và trang điểm tỉ mỉ: từ nữ hoàng
Cleopatra, công chúa Ấn Độ, đến mỹ nhân
Marilyn Monroe. Không chỉ đầu tư “bề nổi”,
Hoài Linh một lần nữa cho khán giả thấy nỗ lực nhập vai của mình bằng những màn vũ đạo đẹp mắt và công phu.
Bên cạnh nhân vật chính của
Hoài Linh thì tuyến nhân vật thứ chính và phụ trong phim cũng được đảm nhận bởi dàn sao ở nhiều lĩnh vực như:
Kim Thư,
Tấn Beo,
Hiếu Hiền,
Phạm Văn Mách,
Phi Nhung… ngay cả
Phước Sang – diễn viên kiêm ông chủ của hãng sản xuất cũng tham gia bằng một vai nhỏ, một tay giang hồ luôn tự nhận mình là
“Giang hồ… hiền” và sợ vợ thấy thương.
Tuy nhiên, nổi bật nhất trong tuyến diễn viên thứ chính trong
Hello Cô Ba là
“Wonbin Việt Nam” Lương Thế Thành, có thể nói đây là bước chuyển mình mạnh mẽ của anh với vai phản diện vừa ác vừa… hài – hai dạng nhân vật khá xa lạ với
Lương Thế Thành. Mặc dù xuất hiện không quá nhiều nhưng thể hiện của
“Wonbin Việt Nam” đã không làm khán giả thất vọng!
Tất nhiên, bộ phim nào cũng có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm.
Hello Cô Ba vẫn không tránh được vài điểm trừ mà nặng nhất là ở khâu thẩm mỹ. Bộ phim được quay chưa đẹp, các góc máy thiếu sáng tạo và màu sắc không được trau chuốt đúng chất điện ảnh mà có phần giống các phim bộ truyền hình hơn. Có vẻ vì mải mê theo đuổi tính “toàn dân” mà các bộ phim của hãng phim
Phước Sang hơi lơ là khâu mỹ thuật trong các khung hình và pha trò khá “nhảm” ở một vài tình tiết, có nguy cơ khiến bộ phận khán giả khó tính phật ý.
Dù sao đi nữa, với tiêu chí tạo ra tiếng cười bình dân trong ngày Tết,
Hello Cô Ba vẫn là một sự lựa chọn hợp lý dành cho đại đa số khán giả. Đặc biệt với dàn fan đủ lứa tuổi của
Hoài Linh, đây là bộ phim không nên bỏ lỡ bởi các “chiêu” gây cười quen thuộc của chú ấy đều được sử dụng, kết hợp với các “chiêu” mới cực hiệu quả.