Có thể nói, bộ phim tiên hiệp
Hoa Thiên Cốt đang ngày càng chứng tỏ được sức nóng của mình trên mọi bảng xếp hạng Hoa ngữ. Với sự tham gia của dàn diễn viên trẻ tuổi, tài năng, Hoa Thiên Cốt còn gây ấn tượng mạnh bởi cốt truyện độc đáo. Nhưng liệu có ai biết rằng, một số sự vật, địa điểm nổi bật có trong Hoa Thiên Cốt thực tế đều được lấy cảm hứng từ Sơn Hải Kinh - cuốn sách cổ thời Tiên Tần của Trung Quốc, mô tả lại rất nhiều câu chuyện thần thoại, địa lý, động vật, thực vật, vu thuật, tôn giáo...
Bộ kinh này ghi chép lại khoảng 40 bang quốc, 500 ngọn núi, 300 thủy đạo, hơn 100 nhân vật lịch sử và 400 loài thần thú yêu quái. Vậy nên, đây là nguồn cảm hứng dồi dào được các nhà văn, nhà làm phim sau này khai thác để truyền tải thành nhiều câu chuyện thần thoại, cố sự mang màu sắc thần bí với hàng loạt quái thú kỳ dị.
"Sơn Hải Kinh"
1. Nhiệm vụ của Bạch Tử Họa (Hoắc Kiến Hoa) tại Trường Lưu Sơn là ngắm mặt trời lặn
Trong Hoa Thiên Cốt, vai diễn Bạch Tử Họa của
Hoắc Kiến Hoa là vị thượng tiên của Trường Lưu Sơn, nắm giữ chức vụ cao nhất của học viện Trường Lưu. Tiểu Cốt (
Triệu Lệ Dĩnh) vì muốn trở thành đệ tử nơi này nên đã cực khổ thi vào đây.
Bạch Tử Họa (Hoắc Kiến Hoa)
Hoa Thiên Cốt (Triệu Lệ Dĩnh)
Tuy nhiên, nếu xét theo Sơn Hải Kinh, Trường Lưu Sơn là một ngọn núi nằm ở hướng tây cách Tích Thạch Sơn hai mươi hải lý. Chim thú xung quanh đây đều có những chiếc đuôi, đầu mang đầy hoa văn. Bạch Đế Thiếu Hạo - vị thần tiên sống tại nơi này có nhiệm vụ "Mỗi ngày khi mặt trời lặn ở hướng tây, người sẽ xem xét những cái bóng đổ về hướng đông của vạn vật có xảy ra bất thường gì không". Vậy nên, nhiều fan nhận xét rằng: "Bạch Tử Họa và Hoa Thiên Cốt mỗi ngày ngắm mặt trời lặn tại Tuyệt Tình điện quả thực là lãng mạn!".
2. Thập Phương Thần Khí được mô phỏng từ Thượng Cổ Thập Đại Thần Khí
Trong Hoa Thiên Cốt, 10 món thần khí mà mọi yêu ma, thần tiên đều muốn sở hữu bao gồm: Đàn Lưu Quang (Lưu Quang Cầm) ở phương Đông, Chuông Hoan Tư ở phương Nam, Châu Phù Trầm ở phương Tây, Đỉnh Bốc Nguyên ở phương Bắc, Ô Trích Tiên trên Trời, Thước Huyền Trấn dưới Đất, Ngọc Viêm Thủy ở Cõi Sống, Kiếm Mẫn Sinh ở Cõi Chết, Xích Xuyên Thiên ở Thích phương và Nghiên Bất Quy của Vọng phương. Trong tiểu thuyết thực ra gồm có 16 món, nhưng khi lên phim được đổi thành 10 món. Được biết, sự thiết lập này của "Thập Phương Thần Khí", chúng cũng đều được tham khảo từ Sơn Hải Kinh. Ngoài ra, điển hình trong bộ phim Hiên Viên Kiếm của Hồ Ca, Đường Yên, 10 món thần khí trong phim cũng là lấy cảm hứng từ cuốn sách này.
Triệu Lệ Dĩnh và Lưu Quang Cầm trong game "Hoa Thiên Cốt"
Sát Thiên Mạch (Mã Khả) vì muốn cứu sống em gái mình mà kiên quyết phải giành được Lưu Quang Cầm
Trong khi đó, Sơn Hải Kinh đã đề cập đến 10 món thần khí mà nhiều nhà làm phim lấy cảm hứng gồm có: Búa Khai Thiên, Tháp Linh Long, Đá Vá Trời, Cung Xạ Nhật, Ủng Truy Nhật, Túi Càn Khôn, Đàn Phượng Hoàng, Ấn Phong Thiên, Kính Thiên Cơ và Kiếm Chỉ Thiên.
3. Ngôi nhà của Nghê Mạn Thiên (Lý Thuần) - Bồng Lai thật ra nằm ở dưới nước
Là đối thủ không đội trời chung của Hoa Thiên Cốt, Nghê Mạn Thiên là đứa con gái yêu quý của Chưởng môn Bồng Lai. Bồng Lai luôn là một danh từ dùng để chỉ cõi tiên với cảnh sắc tuyệt mỹ. Trong Sơn Hải Kinh - Hải Nội Bắc Kinh có ghi chép rằng: "Bồng Lai Sơn nằm dưới biển". Ngoài ra, trong một ghi chép từ thần thoại Hán Tộc Tiền Tần, tiên đảo này nằm ngoài biển Trung Đông và bao bọc bởi một bức màn Minh Hải (tên một biển lớn trong truyền thuyết) màu đen. Vậy nên, có thể suy đoán rằng, Nghê Mạn Thiên từ nhỏ đã được sống dưới biển.
Nghê Mạn Thiên (Lý Thuần)
Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của tác giả Fresh Quả Quả, Hoa Thiên Cốt xoay quanh mối tình buồn lay động lòng người giữa Bạch Tử Họa và người học trò của mình - Hoa Thiên Cốt. Tác phẩm đang được phát sóng mỗi thứ ba và thứ tư lúc 22h hằng tuần trên đài Hồ Nam, Trung Quốc.
(Nguồn: hule.sohu, wiki)