Clash of the Titans - Cuộc Chiến Giữa Các Vị
Thần
Đạo diễn: Louis Leterrier Diễn viên: Sam Worthington, Gemma
Arterton, Ralph Fiennes,... Thời
lượng: 106 phút Thể loại:
Thần thoại / Hành động Đánh giá:
2.5 / 5 * Phân loại: PG-13
(Hạn chế khán giả dưới 13 tuổi) |
Sau thành công vang dội với doanh
thu lên tới 2,7 tỷ USD trên toàn thế giới, siêu bom tấn
Avatar của đạo
diễn
James Cameron đã mở ra một
kỷ nguyên mới cho dòng phim 3D. Điện ảnh thế giới đã bước sang một thập
kỷ mới có nhiều bước tiến quan trọng và năm 2010 cũng được coi là năm
bùng nổ của phim 3D với hàng loạt các bộ phim ở nhiều thể loại khác nhau
được xây dựng với hiệu ứng ba chiều, được ra mắt liên tục trong suốt cả
năm. Từ thần thoại (
Clash of the Titans), kinh dị (
Resident Evil 4, Piranha, Saw VII) đến hoạt
hình (
How To Train
Your Dragon) hay thậm chí là cả phim ca nhạc vũ đạo (
Step Up 3). Đối
với khán giả Việt Nam, sau khi đã được trải nghiệm thế giới giả tưởng 3D
trong
Avatar,
thế giới thần tiên 3D trong
Alice in Wonderland, chúng ta sẽ tiếp tục bước vào thế
giới thần thoại 3D của
Clash of the Titans. Tuy nhiên, qua những gì mà
Clash of the Titans
đã đem tới, khán giả bắt đầu hoài nghi về việc gắn thêm chữ "3D" đằng
sau tên của các bộ phim.
Được
làm lại từ bộ phim cùng tên dựa theo thần thoại Hy Lạp vào năm 1981,
Clash of the Titans
là một trong những quả bom tấn hành động được mong đợi nhất năm 2010.
Nhân vật chính của phim là
Perseus (Sam
Worthington) - một á thần được nuôi dạy và lớn lên trong vòng
tay của người phàm trần. Sự thực
Perseus
chính là con trai của thần
Zeus
(Liam Neeson) nhưng anh không hề biết điều đó cho đến khi cha mẹ
nuôi bị
Hades (Ralph Fiennes) -
vị thần cai quản địa ngục sát hại. Một cuộc chiến tranh giành quyền lực
nổ ra giữa các vị thần và con người, dễ gây đến những hậu quả khôn
lường và biến cả thế giới trở thành địa ngục tối tăm.
Hades yêu cầu vua và người dân Argos
phải cống nộp công chúa
Andromeda
(Alexa Davalos) cho thủy quái
Kraken
nếu không tất cả sẽ bị hủy diệt. Trước tình thế đó,
Perseus đã đứng lên chiến đấu chống
lại những âm mưu của thần địa ngục, với sự giúp đỡ của những người bạn
như
Io (Gemma Arterton) - tiên
nữ xinh đẹp trẻ mãi không già,
Draco
(Mads Mikkelsen) - một chiến binh từng trải. Tất cả họ bước vào
một cuộc chiến thực sự giữa các vị thần với những đối thủ nguy hiểm như
nữ thần đầu rắn
Medusa hay thủy
quái khổng lồ
Kraken.
Clash of the Titans
vốn là một bộ phim hành động thần thoại với hình ảnh hai chiều, nhưng
sau thành công lớn của
Avatar, đạo diễn
Louis
Leterrier đã quyết định chuyển đổi sang định dạng 3D và quay thêm
một số cảnh cho phim. Chính vì thế kỹ xảo hình ảnh của
Clash of the Titans
là thứ khiến khán giả vô cùng tò mò và háo hức từ trước khi phim được ra mắt.
Tuy nhiên, do không có ý định làm 3D ngay từ đầu nên
Clash of the Titans
có rất ít những hình ảnh tương tác với khán giả, có chăng là một vài
màn "gầm rú" của các quái thú trong phim được quay trực diện. Hình ảnh
3D của
Clash of the
Titans không có chiều sâu, thậm chí còn u tối và mù mịt hơn cả
Alice in Wonderland
- một bộ phim cũng được chuyển sang 3D sau khi đã thực hiện ở dạng 2D.
Thế nhưng định dạng 2D của
Clash of the Titans lại khá rực rỡ và đẹp mắt với bố cục
màu sắc hợp lý và quan trọng là dễ xem hơn bản 3D. Khán giả có thể kiểm
chứng điều này khi đi xem bản 3D và bỏ kính ra trong vài phút để so
sánh.
Phần
đồ họa là một trong những điểm đáng chú ý của
Clash of the Titans. Các sinh vật và
quái thú của thần thoại Hy Lạp được xây dựng với những tạo hình khá ấn
tượng. Khán giả sẽ thấy thích thú và một chút sợ hãi trước những con
Scorpioch giống như loài Bọ cạp khổng lồ dài tới 10m vô cùng hung dữ và
hiếu chiến. Ngựa thần có cánh
Pegasus cũng
xuất hiện đầy oai vệ trên màn ảnh. Tuy nhiên, để lại ấn tượng mạnh mẽ
nhất là tạo hình của 2 nhân vật
Medusa và
Kraken. Chắc chắn
nhiều khán giả yếu tim sẽ phải khóc thét lên mỗi khi trông thấy bộ mặt
hung dữ của
Medusa. Còn quái vật
khổng lồ đáng sợ nhất trong phim -
Kraken
thì trồi lên khỏi mặt nước với những chi tiết hình ảnh được dàn dựng
rất tỉ mỉ, kỳ công. Các cảnh chiến đấu giữa những người hùng với các
quái vật thần thoại trong phim cũng rất ấn tượng và khiến cho người xem
"mãn nhãn". Nhưng như đã nói ở trên, những trường đoạn đó sẽ đẹp, sẽ rực
rỡ hơn rất nhiều ở định dạng 2D.
Được
dựa vào thần thoại Hy Lạp nhưng câu chuyện và các mối quan hệ của các
nhân vật trong
Clash
of the Titans có sự khác biệt khá lớn so với nguyên tác. Nhân
vật thủy quái
Kraken không hề có
trong thần thoại Hy Lạp mà được vay mượn từ truyền thuyết cổ của người
Na Uy và Iceland,
Io - con gái
của thần sông
Inachus trong
truyện vốn là người tình của thần
Zeus
nhưng trong bộ phim này lại có một mối quan hệ đặc biệt với
Perseus - con trai thần
Zeus. Sự biến đổi của
Io trong hình dạng một cô bò cái xinh
đẹp - theo như nguyên bản, cũng không được đề cập tới mà thay vào đó,
Io bị một lời nguyền trẻ mãi không
già. Một chi tiết đặc biệt nữa chính là ngựa thần có cánh
Pegasus theo như truyền thuyết thì
phải được sinh ra từ máu của nữ thần
Medusa
nhưng trong phim, đây lại là một nhân vật có sẵn. Chưa kể vai
trò của công chúa xinh đẹp
Andromeda
- người trở thành vợ
Perseus sau
khi được anh giải cứu, cũng rất mờ nhạt. và cũng không rõ có trở thành vợ của
Perseus hay không! Chính vì vậy những độc giả
trung thành của thần thoại Hy Lạp sẽ cảm thấy bất ngờ, nếu không muốn
nói là "sốc" trước những thay đổi của
Clash of the Titans.
Sam Worthington và
Gemma Arterton hiện đang là 2 cái tên
được Hollywood vô cùng ưu ái, sau 2 bộ phim đánh dấu bước tiến trong sự
nghiệp của họ là
Avatar
và
Quantum
of Solace. Tuy nhiên, được ưu ái không có nghĩa là được đánh giá
cao. Nếu như trong
Avatar,
khán giả vẫn còn nghi ngờ về diễn xuất của
Sam Worthington thì với
Perseus
của
Clash of the
Titans, anh đã mang tới một sự thất vọng tràn trề. Diễn xuất của
Sam thể hiện rõ sự non kém, thiếu cảm
xúc nhất là trong những trường đoạn như khi chứng kiến cha mẹ nuôi và
đồng đội bị sát hại. Còn
Gemma Arterton,
hay nói chính xác là nhân vật
Io của
cô xuất hiện rất mờ nhạt và không rõ ràng. Ngay từ đầu phim,
Io "đùng đùng" xuất hiện và "kể lể" với
Perseus đủ thứ, sau cùng
anh trải qua cuộc hành trình và "một chút gì đó" giữa họ xảy ra. Nhiệm
vụ của
Io dừng lại ở đó. Các
nhân vật còn lại, ngoại trừ các con quái vật thì từ
Zeus, Andromeda cho tới các vị thần
trên đỉnh Olympia đều gợi cho người xem một hình ảnh hơi "thừa".
Sự
biến chuyển tâm lý và các mối quan hệ giữa các nhân vật, mà điển hình ở
đây là
Perseus - Zeus, Perseus - Io
hay
Hades - Zeus cũng diễn ra
quá nhanh và hời hợt. Các cảnh hành động chiến đấu mặc dù đẹp mắt nhưng
kết thúc khá nhanh và "lãng xẹt", không đủ sức thuyết phục cũng như
khiến cho người xem cảm thấy hẫng hụt. Có thể nói mặc dù phần hình ảnh,
đồ họa của
Clash of
the Titans làm "mãn nhãn" khán giả nhưng câu chuyện thì lại hời
hợt, kết cấu lỏng lẻo có nhiều sạn và hiệu ứng 3D chưa sống động. Mặc dù
Alice in
Wonderland và
Clash of the Titans đều là những bộ phim 3D được thực
hiện không theo "quy chuẩn" 3D nhưng sau khi xem xong, nhiều khán giả đã
bắt đầu cảm thấy nghi ngờ về tương lai của phim 3D nói chung. Mặc dù
hình ảnh có thể bắt mắt, có thể choáng ngợp nhưng với phần nội dung
không có ý nghĩa và thiếu sự sâu sắc thì chỉ sau quãng thời gian chiếu
rạp, những bộ phim như vậy sẽ mau chóng chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, ở
thời điểm này vẫn còn quá sớm để có thể kết luận tương lai của phim 3D,
nhất là khi từ giờ tới cuối năm còn hàng loạt những tác phẩm 3D khác
được trình chiếu.
Có
thể
Clash of the
Titans không thực sự được như những gì khán giả kỳ vọng, nhưng
cũng không nên quá khắt khe mà hãy nhìn nhận nó như là một bộ phim hành
động giải trí. Những ai yêu thích câu chuyện về các vị thần hay hâm mộ
thể loại phim hành động bom tấn cũng như kỹ xảo đẹp mắt thì
Clash of the Titans
vẫn đem tới những khoảng khắc thư giãn tuyệt vời và một trải nghiệm đầy
mới mẻ với những con quái vật thần thoại 3D.
* Phim đang được trình chiếu tại các rạp trên
toàn quốc!