Chuyển từ Retinol nồng độ 0.5% lên 1%, làn da tuổi 33 của mình thay đổi rõ rệt

Mei Mei, Theo Phụ Nữ Số 22:55 26/10/2024
Chia sẻ

Retinol là thành phần được đánh giá cao trong việc chống lão hóa.

Mình bắt đầu hành trình chăm sóc da từ khi còn trẻ, nhưng phải đến năm 30 tuổi, thì mới bắt đầu nghĩ nghiêm túc về việc chống lão hóa. Sau 2 năm trung thành với retinol Obagi 0.5%, khi cảm nhận được da đã thích nghi, mình quyết định nâng cấp lên nồng độ 1% để thử xem sự thay đổi mà nó mang lại. Không chỉ riêng các bạn mà ngay cả chính bản thân mình cũng đã tò mò không biết nồng độ mạnh hơn sẽ như thế nào đối với làn da ở độ tuổi 33.

Hành trình từ 0.5% lên 1%: Vì sao mình chọn tăng nồng độ?

Với những ai đã quen thuộc với retinol, hẳn đều biết đây là một thành phần khá mạnh và đôi khi "khó tính" với làn da. Việc dùng retinol Obagi 0.5% đã mang lại cho mình nhiều cải thiện đáng kể. Lỗ chân lông trông nhỏ đi, làn da đều màu và mịn màng hơn. Nhưng khi bước qua tuổi 30, mình thấy dấu hiệu lão hóa vẫn tiếp tục xuất hiện: Vài vết nám mờ ở gò má và vùng trán cũng trở nên kém săn chắc hơn.

Chuyển từ Retinol nồng độ 0.5% lên 1%, làn da tuổi 33 của mình thay đổi rõ rệt- Ảnh 1.

Mình tự nhủ, nếu đã thích nghi được với 0.5%, có thể đã đến lúc thử sức với nồng độ cao hơn để tăng cường hiệu quả chống lão hóa. Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn dấu hiệu tuổi tác, nhưng mình tin rằng có thể làm chậm quá trình này. Tuy nhiên, trước khi quyết định, mình đã dành thời gian tìm hiểu thật kỹ, đọc các tài liệu và hỏi ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo rằng da mình sẵn sàng cho một "cuộc cách mạng" mới.

Những ngày đầu: Da thích ứng với sự khác biệt

Khi bắt đầu dùng retinol Obagi 1%, mình đã cẩn thận thoa cách ngày trong tuần đầu tiên, chỉ dùng buổi tối thứ 2, 4, 6 kèm 2 loại kem dưỡng ẩm. Đã có kinh nghiệm với retinol 0.5%, nên da mình không có cảm giác bị châm chích khi bôi, và cũng không gặp phải tình trạng khô, bong tróc nhẹ và đỏ ở một số vùng như quanh mũi và trán.

Chuyển từ Retinol nồng độ 0.5% lên 1%, làn da tuổi 33 của mình thay đổi rõ rệt- Ảnh 2.
Chuyển từ Retinol nồng độ 0.5% lên 1%, làn da tuổi 33 của mình thay đổi rõ rệt- Ảnh 3.

Những hôm dùng retinol, mình sẽ dùng 2 loại kem dưỡng ẩm để đảm bảo da không gặp phải tình trạng kích ứng.

Một kinh nghiệm mà mình muốn chia sẻ khi sử dụng đó là mix retinol cùng kem dưỡng và không sử dụng sản phẩm tẩy da chết trong những ngày da có sản phẩm treatment.

Những ngày đầu sử dụng, mình cẩn trọng mix 1 chút kem retinol cùng kem dưỡng, sau tăng dần lượng retinol lên và hiện tại mỗi lần dùng là mình dùng 1 lượng bằng hạt đậu nhỏ, cho cả mặt.

Chuyển từ Retinol nồng độ 0.5% lên 1%, làn da tuổi 33 của mình thay đổi rõ rệt- Ảnh 4.

Bên cạnh kem dưỡng thì mình cũng chọn dùng thêm serum chứa Hyaluronic Acid để giúp da không bị mất nước, và ban ngày thì không quên kem chống nắng – một người bạn đồng hành không thể thiếu trong chu trình dưỡng da. Về cơ bản, da mình thích nghi khá ổn với nồng độ retinol 1% và không gặp phải kích ứng.

Sự thay đổi thấy rõ trên làn da tuổi 33

Sau khoảng 2 tháng, mình bắt đầu nhận thấy sự khác biệt rõ rệt. Da mình có độ căng bóng tự nhiên, các vết thâm do mụn trước đây mờ đi rất nhanh. Điều mà mình đặc biệt hài lòng là độ đàn hồi của da có sự cải thiện rõ rệt, nhất là ở vùng trán và quanh mắt, làn da trông căng mịn hơn. Những hôm thức khuya hay mệt mỏi cũng không làm cho da xỉn màu như trước nữa, ngược lại, làn da trông khỏe khoắn và sáng hơn hẳn.

Chuyển từ Retinol nồng độ 0.5% lên 1%, làn da tuổi 33 của mình thay đổi rõ rệt- Ảnh 5.

Điều mình cảm nhận rõ là sự chắc khỏe của da khi dùng retinol ở nồng độ cao hơn. Tuy vẫn cần duy trì thói quen dưỡng ẩm đầy đủ và chống nắng hàng ngày. Bên cạnh đó, các lỗ chân lông hai bên cánh mũi và vùng má cũng nhỏ đi đáng kể.

Với kinh nghiệm sử dụng, mình nhận ra có vài điều bạn cần lưu ý nếu muốn chuyển từ retinol Obagi 0.5% lên 1%:

- Đừng vội vã: Nếu bạn mới dùng retinol, nên bắt đầu từ nồng độ thấp trước để da có thời gian thích ứng. Bước đệm từ 0.5% lên 1% tuy nhỏ nhưng có thể gây ra phản ứng mạnh nếu da chưa kịp thích nghi.

- Chăm chỉ dưỡng ẩm: Ở nồng độ cao hơn, retinol dễ gây khô da. Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm chuyên sâu hoặc serum chứa Hyaluronic Acid để giữ nước cho da.

- Bảo vệ da kỹ lưỡng dưới nắng: Retinol làm cho da nhạy cảm hơn với tia UV, vì vậy kem chống nắng là bắt buộc. Tôi thường chọn loại chống nắng phổ rộng với SPF 50+ và thoa lại sau 2-3 giờ nếu tiếp xúc với ánh nắng lâu.

- Không dùng quá nhiều sản phẩm cùng lúc: Đừng kết hợp retinol với các thành phần mạnh khác như acid AHA/BHA hay vitamin C trong cùng một chu trình. Da cần thời gian nghỉ ngơi để hấp thu retinol tốt hơn mà không bị quá tải.

- Kiên trì và lắng nghe làn da: Sự thay đổi không đến ngay lập tức, nhưng nếu bạn kiên trì và thực sự chăm sóc đúng cách, da sẽ dần dần cải thiện theo thời gian.


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày